Một đôi giày, của (hãng) Nike có thể có giá hơn 600 NDT, của Lining có thể có giá hơn 400 NDT, của Xtep có thể có giá hơn 300 NDT, của 361 có thể có giá hơn 200 NDT… Thế nên, xuất thân rất quan trọng.
Một đôi giày, được bày bán ngoài vệ đường có giá vài chục NDT nhưng một khi được đem vào bày trong cửa hàng, giá của nó có thể đội lên cả trăm thậm chí là hơn trăm NDT… Thế nên, bạn được đặt ở đâu cũng rất quan trọng.
Một đôi giày, chỉ có hợp với chân, hợp với ý của người mua mới có thể bán ra. Thế nên, giao tiếp, trao đổi rất quan trọng.
Một đôi giày, nếu chỉ có một chiếc, sẽ không bán được, thậm chí có cho cũng không ai lấy. Thế nên, chiếc còn lại rất quan trọng.
Một đôi giày, nếu là mẫu cũ, phần lớn đều rẻ. Thế nên, làm mới kiến thức của bản thân rất quan trọng.
Một đôi giày, tồn kho nhiều năm chỉ còn cách hạ giá để bán đi. Thế nên, nắm bắt thời cơ để kết hôn rất quan trọng.
Một đôi giày, có người đi 3, 5 năm vẫn mới, có người đi chưa được 1 năm đã rách. Thế nên, có một cấp trên tử tế rất quan trọng.
Một đôi giày, dù được sản xuất ở đâu, có thể đồng hành trên suốt quãng đường đã là điều hiếm có. Thế nên, duyên phận rất quan trọng.
Một đôi giày, cho dù kiểu mẫu có mới thế nào, đi một thời gian sẽ trở nên cũ kỹ. Thế nên, trân trọng rất quan trọng.
Một đôi giày, cho dù thiết kế có đẹp đến đâu, cũng vẫn có tì vết. Thế nên, bao dung rất quan trọng.
Một đôi giày, cho dù bề ngoài bóng bẩy đẹp đẽ thế nào nhưng đi không bền thì cũng vô ích. Thế nên, nội hàm rất quan trọng.
Một đôi giày, cho dù giá thành đắt hay rẻ, đi không vừa chân cũng mất đi ý nghĩa. Thế nên, phù hợp rất quan trọng.
Một đôi giày, cho dù được đánh giá tốt đến đâu, chỉ đặt chân vào thử mới biết. Thế nên, sống được với nhau mới là quan trọng.
– Theo cafebiz –