Muốn hiểu hết được suy nghĩ của tác giả qua một cuốn sách là điều không thể, vì ngôn từ chỉ là công cụ để thể hiện tư duy, khi tư tưởng được thể hiện qua lời nói thì tất yếu sẽ có sự sai lệch và khác biệt.
Ví dụ, khi bạn đã xem xong một bộ phim và muốn bày tỏ ý kiến của riêng mình, bạn sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái “từ ngữ không đủ để diễn tả được xúc cảm” – đây là vấn đề mà ai cũng gặp phải, ngay cả những người hay viết bài phê bình phim cũng thường gặp phải tình huống này, dù có nỗ lực tới đâu cũng không thể đảm bảo rằng họ có thể biểu đạt đầy đủ nhất những gì họ muốn.
Bởi vì mỗi người có một mô thức tư duy và thế giới quan khác nhau nên 1000 độc giả sẽ cho ra 1000 Hamlet khác nhau. 1000 người khi đọc cùng một cuốn sách, chưa chắc đã thu hoạch được một điều đồng nhất, rất nhiều người khi đọc sách, thứ mà họ thu hoạch được nhiều khi chỉ là một vài quan điểm “gợi mở” nào đó, từ đó tìm ra được phương thức tư duy mới để giải quyết vấn đề của mình. Người này thấy ấn tượng với trang thứ 25 và tìm ra được phương thức giải quyết vấn đề cho mình ở trang sách này, trong khi người khác lại tìm thấy yếu điểm và thứ mình cần khắc phục ở trang thứ 100…
Vậy mới nói, đọc sách là để thu hoạch những “gợi mở”, để có được những lời khuyên, chứ không phải nói, bạn đọc cuốn sách này, bạn phải thu hoạch được những tri thức như tôi, đọc xong cuốn sách này, bạn phải cảm thấy giống tôi, giống tác giả, không có bất cứ quy tắc nào khi đọc sách, quan trọng là bạn tìm được gì cho vấn đề mà mình đang hướng đến thông qua cuốn sách mà bạn đọc.
– Theo Thiên Vy –