Trong đối nhân xử thế, phải cứng rắn ở 3 phương diện

Vương Dương Minh, sinh ra ở Dư Diêu, Chiết Giang, Trung Quốc, là một nhà tư tưởng, nhà triết học nổi tiếng thời nhà Minh của nước này. Ông là người sáng tạo ra hệ thống “Tâm học”, và là một trong những triết gia đứng đầu trong lịch sử Trung Quốc.
 
Tư tưởng của ông khi mới xuất hiện đã gây ra một phản ứng rất lớn.
 
Trải qua nhiều thế kỷ, tư tưởng của Vương Dương Minh có ảnh hưởng rất lớn tới nhiều tầng lớp người tại trung Quốc.
 
Vương Dương Minh, người được mệnh danh là “Bậc thầy về Tâm học” đã trải qua rất nhiều thăng trầm trong suốt cuộc đời mình, và những gì ông trải qua đều nằm ngoài sức tưởng tượng của người thường.
 
Kinh nghiệm trong quá trình trưởng thành của ông cho chúng ta thấy những khả năng vô hạn của tâm trí con người, thậm chí bao gồm cả những thay đổi trong quy luật của cuộc sống và số phận của con người.
 
Vương Dương Minh từng nói: “Người càng dễ mềm lòng càng không có phúc.”
 
Trong đối nhân xử thế, chúng ta phải cứng rắn ở ba phương diện này!
 
1. Liên quan tới vấn đề giới hạn, tự tôn của bản thân
 
Ai ai cũng đều có những thứ, những điều muốn giữ cho riêng mình, những giới hạn không muốn người khác động chạm đến, và người ta gọi những thứ mà người khác không thể chạm vào là “nguyên tắc tối thiểu”.
 
Bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, cho dù bạn là ai, đừng tùy tiện thăm dò hay bới móc cái “nguyên tắc tối thiểu” của khác, cũng đừng làm gì để phải khiến người ta động chạm tới “nguyên tắc tối thiểu” đó của mình.
 
Vì sao?
 
Nếu tới cả “nguyên tắc tối thiểu” của bản thân cũng để người khác động chạm tới mà không thể phản kháng, vậy thì sẽ rất khó tạo dựng được sự uy nghiêm trước mặt người khác, thậm chí còn dễ dàng bị ức hiếp hơn.
Vậy thì, làm sao để “cứng” hơn ở phương diện này?
 
Đáp án chính là hãy tự mình đặt ra giới hạn với người khác ngay từ ban đầu, khi đối phương có những hành động hay lời nói chạm tới cái “nguyên tắc tối thiểu” đó của bạn, hãy dứt khoát từ chối, đồng thời nói rõ cho đối phương biết mình không thoải mái hay những hậu quả mà hành động đó mang lại.
 
Chẳng hạn, bạn không thích người khác nhắc hay lấy vóc dáng, cân nặng của mình ra để nói đùa? Hãy tỏ thái độ với họ, nói ra cho họ biết rằng mình không thích và không hề vui khi người khác nói tới vấn đề này của bản thân, tỏ thái độ một lần để người khác biết giới hạn trong những câu nói dù chỉ là đùa của mình.
 
Nếu gặp phải người không biết tôn trọng bạn, cứng rắn lên, tỏ rõ thái độ một lần để không có lần thứ hai xảy ra.
 
2. Liên quan tới vấn đề lợi ích, tiền bạc
 
Mọi người đều nói “nói chuyện tiền bạc sẽ làm tổn thương tình cảm”, nhưng những người chẳng có quan hệ tốt với chúng ta lại cứ thích nói chuyện tiền bạc với chúng ta, rất nhiều không chỉ đơn giản là nói mà còn là mượn tiền, vay tiền.
 
Nếu là mượn tiền, thực ra nếu kinh tế dư dả, giúp đỡ người khác cũng coi như là tích phúc tích đức, nhưng quá đáng hơn chính là có những người thường xuyên vay tiền nhưng không chịu trả, có nhắc khéo cũng không biết đường.
 
Khi có ai đó động chạm tới lợi ích của bạn, bạn nên làm sao?
 
Đừng quan tâm tới cái gọi là sĩ diện, người khác mặt dày nợ không trả, vì sao bạn không thể mặt dày đòi người ta?
 
Khi động chạm tới lợi ích, tiền bạc, hãy cứng rắn. Thể hiện thái độ với đối phương, dùng thái độ cứng rắn để đối phương hiểu ra một điều rằng: người khác sẽ không thể có được lợi ích theo cách không hay như vậy từ bạn.
Điều đó có nghĩa là chúng ta tính toán so đo ư?
 
Tất nhiên là không. Đây trên thực tế chỉ là một hình thức bảo vệ bản thân, dẫu sao thì nếu bạn không biết tự bảo vệ quyền lợi của mình, một số người có thể đục nước béo cò, được nước lấn tới.
 
Biết người biết mặt không biết lòng, bạn không thể kiểm soát hành vi hay suy nghĩ của người khác, vì vậy cần cứng rắn trong việc tự bảo vệ bản thân, có vậy mới không bị những “người xấu” bắt nạt.
 
3. Liên quan tới vấn đề riêng tư
 
Thế giới hiện đại là thế giới công nghệ số, thời đại Internet bùng nổ, các thông tin cá nhân hay những chuyện riêng tư của chúng ta sẽ rất dễ dàng bị tiết lộ, vì vậy, thời đại càng phát triển, càng phải học cách bảo vệ sự riêng tư của bản thân.
 
Có không ít những trường hợp ​​nhiều người bị lộ quyền riêng tư. Hầu hết họ đều tiết lộ những điều riêng tư của mình cho người khác vì tin tưởng vào bạn bè hoặc ai đó. Những người này thường nghĩ rằng càng chia sẻ nhiều càng giúp duy trì một mối quan hệ lâu dài.
 
Nhưng kết quả là gì?
 
Kết quả là không những không duy trì được mối quan hệ mà còn có thêm nhiều người biết đến chuyện riêng tư của họ, dù có hối hận cũng không thể thay đổi được để rồi chán nản, hối hận.
 
Vậy có thể làm gì để trở nên cứng rắn hơn ở phương diện này?
 
Điều đầu tiên là phải có ý chí kiên định, tuyệt đối đừng tiết lộ những bí mật đời tư của mình ra với người khác.
 
Đừng nghĩ rằng sẽ có người giúp bạn bảo vệ sự riêng tư của mình, giúp bạn giữ bí mật, trừ khi chính bạn không nói ra. Vì vậy, khi đề cập đến quyền riêng tư cá nhân, hãy nhớ nghiêm khắc yêu cầu bản thân.
 
– Theo Thiên Vy –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *