Giao tiếp không chỉ là giao tiếp, còn là kiến tạo nên con người!
Không phải sao? Nghe được lời của người thông tuệ thì trí sáng ra, quen nói chuyện vui vẻ vô hại, suy nghĩ thiếu đi chiều sâu, cảm nhận mất dần tinh tế
Nhắc đến giao tiếp, người ta thường nghĩ, giao tiếp làm sao cho khôn ngoan, được lòng thiên hạ, làm sao để lay động lòng người, mọi sự thuận buồm xuôi gió. Nhưng dù có vì mục đích gì thì đều là dùng sự sống của mình để mà giao tiếp. Sống như thế nào thì người ta chính là như thế
Giao tiếp dù có khôn ngoan lợi hại đến đâu nhưng không xuất phát từ sự chân thành thì thì chính là đang dâng sự sống mình cho những điều giả tạo, dối trá. Gieo gì gặt nấy. Đã không thật lòng thì cũng đừng mong ai thành thật với mình.
Nhưng chân thành lại không phải có chuyện gì cũng nói “huỵch toẹt” ra, đấy có thể rất là dại dột, làm hỏng một chuyện tốt. Chẳng hạn bạn muốn giúp một người thay đổi, rất tốt đúng không. Vậy thì cũng không thể nói thẳng với người đó là “Tôi thấy thế không được. Anh phải thay đổi đi.” “Dưa chín ép thì không ngọt”, chuyện đó ai chẳng biết. Muốn đem cái ý tốt đi giúp người lại phải biết mình có đủ trí tuệ hay không
Nếu người ta không tự nguyện thay đổi, vì lời nói đó chính là đã gây ra tổn thương. Tổn thương người khác là một chuyện nhưng sự thiếu thấu hiểu này còn có thể gây ra rắc rối về sau. Mỗi điều sai sẽ dẫn đến điều sai hơn nữa, rốt cuộc là tự làm hại mình. Nghiêm trọng đến thế sao, chỉ là vài câu nói thôi mà? “Họa từ miệng mà ra” có phải chuyện gì lạ đâu? Thật ra “chuyện nhỏ không biết lối chính là cái lí lớn vốn không hay biết”
Vẫn nói giao tiếp kiến tạo nên con người. Một người có thể để ý được tâm tư của người trước mặt mình, thấu hiểu tâm lí họ, biết cách nói sao cho họ tiếp nhận được lời của mình mà tự nguyện thay đổi, vậy thì trí đã khác rất nhiều rồi, tâm tư ngày càng sâu sắc. “Chẳng ai hiểu mình mà không hiểu người”. Người giao tiếp tốt nhất định đã hiểu rõ bản thân
Vậy là phải chân thành, lại phải có trí tuệ. Làm sao để có trí tuệ? Có người rất thông minh, có tư chất, là những bậc thầy giao tiếp. Họ tự rút ra được bài học qua giao tiếp, dễ dàng nắm bắt tâm lí đối phương, nhưng thường là mất thời gian khá dài và trải qua nhiều lần thử-sai. Cũng có những người ăn nói vụng về nhưng học được cách giao tiếp khôn ngoan, họ càng thực hành càng nhận ra nhiều điều đáng giá, trí tuệ càng sáng rõ
Nếu bạn chưa giỏi ăn nói, vậy thì cũng đừng lo, ai cũng có thể học để trở thành người giao tiếp khôn ngoan. Ai cũng có thể bằng những cuộc trò chuyện, kiến tạo mình thành người tinh tế và sâu sắc
Ngay bây giờ hãy để ý những cuộc trò chuyện của bạn mỗi ngày đi.
Và để trí tuệ tăng tiến, hãy áp dụng những “tuyệt chiêu” trong cuốn sách thú vị này: “Dao có mài dao sắc, người phải thật mới khôn.”
– John Lạc Quan –
– OOPSY – Cộng đồng dành cho những người đam mê tâm lí học và tâm lí trị liệu –