Tác giả Nassim Nicholas Taleb đã đưa ra trong cuốn sách “The Black Swan” của mình về một giai thoại về thư viện huyền thoại của nhà văn người Ý Umberto Eco, chứa đến 30.000 cuốn sách. Eco có đọc hết những cuốn sách đó không? Tất nhiên là không, nhưng nhờ tạo ra một không gian mang tính chất nhắc nhở mình liên tục về những điều mà ông chưa biết, thư viện của Eco khiến ông luôn khát khao kiến thức và không ngừng tò mò. Và một giá sách chật cứng, tuy không thể so với thư viện của Eco, nhưng cũng có tác dụng tương tự với bạn. Taleb viết: Một thư viện riêng không phải là một phụ kiện để làm màu mà là một công cụ nghiên cứu. Những cuốn sách được đọc rồi nhiều khi còn không giá trị bằng những cuốn chưa được đọc. Bạn sẽ thu thập được thêm kiến thức và thêm các cuốn sách khi thời gian qua đi, và các cuốn sách chưa đọc trên giá sẽ nhìn về phía bạn đầy vẻ hăm dọa. Trên thực tế, bạn càng biết nhiều thì số sách bạn chưa đọc trên giá lại càng tăng lên. Đây là một cách nhắc nhở khéo léo về các giới hạn của con người – số lượng những thứ bạn không biết, không nắm rõ hay một ngày nào đó nhận ra là mình sai – hóa ra rất lớn. Nếu luôn giữ được trong mình tâm thế ấy với sự nhắc nhở từ các cuốn sách chưa đọc trên giá, bạn sẽ luôn nhớ tới sự khiêm nhường về kiến thức của mình, từ đó có thể thúc đẩy bạn học hỏi nhiều hơn và cải thiện khả năng ra quyết định của bạn. “Người ta không bao giờ viết trong CV về những gì họ chưa học hoặc chưa trải qua (đó là việc của các đối thủ cạnh tranh), nhưng sẽ rất hay nếu họ làm vậy” Taleb khẳng định. Tại sao ư? Có lẽ bởi ai cũng biết rằng người kém cỏi nhất thường là người tự tin nhất về khả năng của mình còn người thông minh nhất luôn chứa đầy trong mình những ngờ vực (hay còn gọi là hiệu ứng Dunning-Kruger). Và có thể khẳng định rằng, bạn càng sẵn sàng thú nhận là mình không biết, thì lại càng học hỏi nhanh hơn. Lik Rigo.vn để cùng đắm chìm trong thế giới của những cuốn sách Art: Mienar Theo Trí Thức trẻ