SỰ THẬT VỀ VIẾT ĐỂ TRỊ LIỆU
Nghe-nói-đọc-viết: mỗi ngày hoàn thiện mình để có một đời đáng sống hơn
.
.
.
👁 1/
Thực ra viết là trị liệu. Chúng tôi mở ra khóa học viết, tôi đang dần dần hướng đến mở lớp học viết, nhưng viết không phải để câu khách, viết để trị liệu cho trái tim tổn thương của mỗi người và trị liệu cho trái tim của người khác. Ai cũng có thể làm được
Tôi phát hiện ra, chỉ cần bạn có một năng lượng sống thật tốt, chỉ cần bạn hướng đến nó, bạn có thể viết, bạn có thể viết hay được, bạn có thể làm cho người ta rung động được
Tôi đã đi tìm hiểu tất cả các công thức từ truyện kinh dị, truyện ngôn tình, truyện kì ảo, truyện ma, truyện hài, truyện sex, tôi cũng đã viết. Tôi tìm hiểu tất cả các thể loại để tôi rút ra là cái gì, tại sao người ta đắm vào nó, cái gì từ trong cái đắm đấy rút ra một sự sống luồn lách giữa tất cả những hệ thống content, nó chảy vào trong tâm hồn người ta, bỏ đi một dòng chảy xấu, thêm một dòng chảy tốt
Tôi nghĩ viết thực sự trị liệu được vì đây là kinh nghiệm của rất nhiều nhà trị liệu trên thế giới. Họ thực sự đã viết để trị liệu, viết để xây dựng một số phận khác, xây dựng một nội tâm khác, xây dựng một nhận thức khác
Khi viết, bạn cô đọng toàn bộ năng lượng nhận thức của bạn và năng lượng cảm xúc của bạn dưới dạng các dòng chữ. Trạng thái người ta viết xong, đọc lại và tự chỉnh sửa, là trạng thái hoàn thiện nội tâm không khác nào nhà trị liệu đang làm việc
👁 2/
Cho nên viết có một sức mạnh vô tận, nó có sức mạnh hệ trọng đến mức mà khi người ta bắt đầu biết viết thực sự thì người ta sẽ không dừng ghi chép lại được. Mỗi ngày người ta đều đang hoàn thiện bản thân mình qua mỗi dòng chữ. Tôi nghĩ nó mang một năng lượng cảm xúc đặc biệt, đến mức tôi nghĩ là tất cả những vĩ nhân họ đều viết, nó có lí do của nó. Kể cả Donald Trumph ông ấy ra một đống sách, ông ấy thích ra sách cực. Jack Ma thì ra một đống rồi
👦 Hỏi: Ngày xưa tôi hay thích viết không ngừng nghỉ, khi viết cảm thấy rất thoải mái, cảm thấy trút bỏ được chia sẻ được, mình có giá trị. Nhưng sau đấy tôi bị ít viết đi
Tôi nghĩ điều này các nhà khoa học tâm lí ở Tây đã làm ví dụ của họ, đây gọi là tác hại của Google. Tức là thế này, kĩ năng đọc không phải kĩ năng của đầu óc, nó không phải bản năng của đầu óc. Đầu óc có sinh ra để đọc đâu, chữ là do con người tạo ra mà. Chữ là một thứ phi tự nhiên, cho nên đọc rất mất năng lượng và rất đau khổ, đọc là mệt
Nhưng để đọc được hiệu quả như tôi nói, xử lí thông tin, đấy là kĩ năng thứ 2, xử lí thông tin, mà kĩ năng này không có trong bản chất của con người, mà người ta phải học, tức là bạn phải học bạn mới có kĩ năng đấy chứ đây không phải bản chất tâm lí
Thậm chí quá trình đọc và hiểu là quá trình tra tấn tâm lí, và tâm lí rất khó chịu, bức bối. Bạn đọc học xong rất nhiều bạn phải đi tâm sự với ai đấy, bạn đi uống nước, bạn đi chơi
Cho nên Google ra đời, nó giúp cho bạn không phải mệt nhọc đi tìm những cuốn sách, đi tìm những tài liệu nữa, vì bạn không phải đi tìm nữa cho nên năng lượng bạn không tụ trong phần đấy nữa. Vì thế khi bạn đọc, bạn mất khả năng phán xét thông tin
Như vậy kĩ năng đọc và kĩ năng phân tích thông tin vốn liên quan với nhau như Âm với Dương, bạn càng phân tích giỏi bạn càng đọc giỏi. Đến lúc mà bạn chỉ còn là tiếp nhận thông tin thụ động chứ không còn là chủ động đọc và chủ động phân tích thông tin nữa, thì bắt đầu ở trong năng lực của bạn nó suy thoái
👁 3/
Khi đọc và hiểu đã suy thoái, thì viết và lắng nghe cũng suy thoái, hai kĩ năng đi liền nhau. Một là viết ra, hai là lắng nghe người khác
Bạn không chịu đựng được khi nghe người khác tâm sự nữa đúng không? Ngày càng khó nghe các tâm sự đúng không? Có ai lải nhải tâm sự là mệt vô cùng, không muốn đâu. Và cái thứ hai là bạn không có khả năng viết nữa, nó sẽ đánh mất khả năng viết
Viết là bạn tự lắng nghe, còn lắng nghe người khác là bạn lắng nghe một thực thể nội tâm bên ngoài, cả hai khả năng này đều thui chột
Mạng xã hội internet nó giết người ta như vậy. Tác hại là bạn sẽ không bao giờ thấy hạnh phúc, bạn luôn luôn thấy cuộc sống mình trơ khấc, mất mục đích và không có phương hướng, bạn không biết phải làm gì tiếp. Đấy là người đã mất đi năng lực đọc-hiểu-viết-lắng nghe
👦 Hỏi: Vậy phải quay ngược lại từ rèn đọc trước?
Đọc đúng là một kĩ năng phải bồi bổ lại, đọc-hiểu. Tất nhiên có quá trình tôi đánh đổi, có những lúc mình nên hiểu không cần phải đọc, thì bạn cứ hiểu được và phân tích được thông tin đã
Quá trình dạy tâm lí, chúng tôi nhận ra điều này: Tôi cung cấp cho bạn một hệ thống phân tích tâm lí người khác, nếu bạn thực sự áp dụng, bạn bắt đầu nâng cao khả năng hiểu và phán xét thông tin và các chi tiết xung quanh, khả năng đọc của bạn quay trở lại. Chúng tôi có riêng hệ sách để đọc và luyện các kĩ năng khác nhau
Bạn bắt đầu hiểu hơn rồi, hiểu các thông tin và có khả năng phân tích thông tin trở lại, bạn bắt đầu đọc được trở lại, bạn bắt đầu viết trở lại, chúng tôi mới có module viết, và cuối cùng bạn phải học khả năng lắng nghe người khác và đồng cảm với người khác. Đấy là cả một chu trình
Nói chung là nghe-hiểu-đọc-viết, sau tất cả những chu trình đấy thì kĩ năng thứ 4 nó mới lòi ra là kĩ năng Nói, kĩ năng giao tiếp
Nó thật sự không khó. Bạn nên mỗi ngày viết. Nếu bạn không viết được thì bạn xem series Content Video mà tôi post, mỗi ngày bạn làm một vlog, nó cũng làm bạn tăng cường khả năng tiếp thu tri thức, nó trả lại cho bạn hạnh phúc đời người của bạn. Nhưng bạn phải thực hiện đúng bài mà tôi nói trong đấy, tức là bạn sử dụng đúng 60 video trong đấy. Bạn làm được xong bạn sẽ thay đổi. Dù kinh doanh hay bán hàng, bạn vẫn phải làm
👦 Hỏi: Tôi đã bỏ mất thói quen đọc đấy
Thế là giết mình đấy. Người ta trong thời hiện đại dễ tự tử hơn, dễ phản bội nhau hơn, dễ nổi giận với nhau hơn. Vì thực ra người ta cảm giác được như kiểu cái chết ở trong lòng
Nhưng người xưa, đọc sách là lẽ đương nhiên, đọc và nghe giống như lẽ đương nhiên. Người ta ngồi cả ngày, hai người nhà quê, cứ tỉ mẩn tần mần người ta nói chuyện với nhau, đây là khả năng lắng nghe rất tốt
👁 4/
Ngày xưa các bà già nhà quê đọc thuộc truyện Kiều, giờ tôi đố ông nào thông minh đọc được truyện Kiều, đọc được 1000 câu là phục lắm rồi. Học thuộc 100 câu tháng sau quên sạch. Tôi còn quên nữa mà
Ngày xưa người ta sống đẹp vô cùng, các cụ thuộc ca dao dân ca, thuộc chi chít như từ điển. Giờ đố mình thuộc được. Người ta sống đáng sống hơn nhiều, con người ta là một chuỗi các bài hát và ca từ rất đẹp đẽ. Còn con người hiện đại là một chuỗi những hằn học, một loạt thuật ngữ rất độc địa
Bạn nhớ có vụ một người trong Đà Nẵng xâm phạm bé gái mà mọi người lên án. Trong đầu chúng ta đợt đấy chỉ có ‘tên sờ xoạng’, ‘Bé gái bị xâm phạm’, chỉ có ‘Xử phạt’, chỉ có những ngôn từ phẫn nộ và châm biếm. Chúng ta dần dần thấy chúng ta vô cảm với những chuyện đấy, tâm hồn độc địa
Ngày xưa, đây là một vấn đề trị liệu rất cổ xưa, người ta nói chỉ có một thứ nên làm. Đấy là NGHE LỜI HAY NÓI Ý ĐẸP. Nghe lời hay – đọc sách của thi nhân Thánh nhân ngày xưa; Làm thơ là sứ mệnh của tri thức. “Văn tải Đạo, thơ tỏ Chí”
Người ta lấy LỜI HAY Ý ĐẸP làm gốc, nên mọi chuyện trong đời, tự nhiên tâm hồn lành lại, nó chống lại các tổn thương. Giờ mình ngược lại, thằng nào không biết những chuyện để đem làm trend, đem làm lề đường, thì lạc hậu
– Ghi chép từ cuộc trò chuyện tâm lý của Tác giả, Founder Dự Án Tâm lý học OOPSY –
– OOPSY – Cộng đồng dành cho những người đam mê tâm lí học và tâm lí trị liệu –