Sự nhàm chán của thế giới văn phòng

Sau khi con người dần tách khỏi tự nhiên, tách khỏi cuộc sống tự cũng tự cấp, đánh mất đi sự hợp tác, rồi cùng tao nên một đô thị. Con người ta dần được yêu cầu phải chuyên môn hóa. Tức là, mỗi người làm một việc, làm đúng việc đấy, không cần hiểu công việc của người còn lại.

Liên tục làm đi làm lại một thứ mỗi ngày, và đó cũng chính là lý do tại sao chúng ta luôn cảm thấy cuộc sống văn phòng hiện đại thật nhàm chán. Chúng ta đánh mất khả năng duy trì bề sâu cá nhân, hay ít nhất là mối quan hệ cá nhân. Ta chẳng còn hiếu kỳ, tò mò với bản chất vạn vật nữa.

Qua từng thời đại khác nhau, không gian nơi chúng ta gắn kết dần co hẹp lại.Xuất phát điểm ban đầu con người sống với tự nhiên, với Trời với Đất, sau đó xuống một bậc thành nông thôn, rồi xuống thành thị, các cung điện & Đền Thờ. Tiếp theo xuất hiện những căn phòng kín đầu tiên: nội các, rồi đến thế hệ công xưởng, và đến hiện tại là thế giới văn phòng, tức là văn phòng hẹp hơn dành cho giới văn phòng hẳn hoi. Nếu còn phát triển theo hướng đấy, trong tương lai, chắc chắn trong tương lai thế giới văn phòng sẽ co hẹp lại thành chỗ ngồi cho nhân viên, con người sẽ được đánh giá, nhìn nhận qua chỗ ngồi nhân viên, nó sẽ trở thành một đơn vị cơ bản của thế giới.

Cuộc đời con người cũng tồn tại một mô hình thu hẹp như vậy. Sự lựa chọn của chúng ta cũng không phải là ngoại lệ. Lúc nhỏ bạn đã sống trong một thế giới rộng lớn như thế nào, khi lớn lên bạn đã tự thu hẹp mình ra sao? Lúc còn nhỏ chúng ta luôn được phép làm nhiều thứ, không giới hạn, chúng ta có thể mặc một chiếc áo phao to xụ và tưởng tượng mình là một nhà thám hiểm Bắc cực.

Hay trở thành kiến trúc sư xây ngôi nhà lego, một ngôi sao nhạc rock viết một bài hát về bánh ngô. Hoặc là làm một nhà phát minh đang tiến hành “thí nghiệm” tăng tốc độ tô màu, bằng cách dán bốn chiếc bút màu với nhau. Sau đó, ta lại tưởng tượng bản thân là một nhân viên của đội cứu hộ khẩn cấp, vài phút sau đó ta lại nhập vai thành phi công xuất sắc hạ cánh máy bay chở hàng trên tấm thảm ở hành lang. 

Mỗi một “trò chơi” này có thể là khởi đầu của một sự nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta đã buộc phải đưa một lựa chọn duy nhất, để thực hiện nó hơn 50 năm liên tiếp. Chúng ta bắt buộc phải chuyên môn hóa, người thì quen là thống kê sổ sách, người chỉ quen làm kiểm tra tài chính, người là kiến trúc sư, người dịch sách, chúng ta chỉ làm đúng công việc của mình, không biết công việc còn lại như thế nào.

Tất cả liên quan đến thế giới còn lại là một sự mù mờ, một sự mơ hồ, nói theo ngôn ngữ nhà Phật là Bến mê, những từ này tương đương với nhau. Trong bài thơ “Song of Myself”, của nhà thơ người Mĩ – Walt Whitman, đã diễn tả sự “rộng lớn” của con người: “I am large, I contain multitudes.”  Theo đó, tác giả muốn nhắc đến việc có rất nhiều phiên bản đầy thú vị, hấp dẫn trong chính mình, có rất nhiều cách thức tốt đẹp để một người có thể sống và làm việc.

Nhưng rất ít trong số “trò chơi” trước đấy từng được chơi hết sức và trở thành hiện thực trong cuộc đời chúng ta. Đã bao giờ bạn tự thắc mắc với cái cuộc đời dở dang của mình? – Và đôi khi nhận ra với một cảm giác khá phũ phàng rằng chúng ta thực sự có thể rất thành công khi làm điều gì đó khác.

Đó không phải lỗi chúng ta khi không thể bộc lộ hết sự đa dạng của bản thân. Như đã nói từ đầu, cuộc sống hiện đại không cho ta nhiều sự lựa chọn, nó bắt ta phải chuyên môn hóa. Chúng ta không thể là phi công vào một buổi chiều mỗi tuần, cứ vào hai ngày một tháng trở thành một bác sĩ phẫu thuật, sau đó thành ca sĩ-nhạc sĩ vào mỗi buổi tối, rồi làm một cố vấn chính trị như công việc bán thời gian, thợ ống nước, một nhà thiết kế trang phục, một huấn luyện viên quần vợt, một nhà hướng dẫn viên du lịch và còn sở hữu của một nhà hàng nhỏ – tuy nhiên nhiều điều này có thể là sự sắp xếp lý tưởng để công bằng hơn cho những lợi ích và tiềm năng của bạn

Adam Smith, một nhà triết học người Scotland, ông đã giải thích lý do cho hiện tượng là, khi càng phân chia càng rõ rệt lao động, năng suất tập thể càng cao, đất nước càng giàu. Trong một xã hội, nơi tất cả mọi người làm mọi thứ từ giày, nhà cửa, cái đinh, rổ đựng, thì số lượng đồ được sản xuất sẽ rất ít, và không có ai đặc biệt giỏi một thứ gì cả.

Còn trong trường hợp mỗi người giỏi một thứ (làm đinh tán, tạo hình nan hoa, sản xuất dây thừng, lát gạch), tất cả sẽ trở nên nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn, cùng với điều đấy chính là khối lượng sản phẩm tăng lên một cách rõ rệt. Bằng cách đấy, chúng ta mất đi sự “rộng lớn”, đổi lại bằng một xã hội giàu có hơn, có nhiều hàng hóa để cung cấp trao đổi hơn. Liệu trong một cái máy, mỗi bánh răng hoạt động đúng phần của nó, cái máy đấy sẽ hoạt động hiệu quả?

Đối với nhà kinh tế học người đức, Karl Marx, sau khi đã nghiên cứu và tìm hiểu về những điều Adam Smith nhắc đến. Marx đồng ý hoàn toàn với phân tích của Smith; chuyên môn hóa đã biến đổi thế giới và sở hữu một sức mạnh mang tính cách mạng để làm giàu cho các cá nhân và quốc gia. Nhưng ông cho rằng việc thực hiện mong muốn “đa dạng” hoàn toàn là có thể. Chúng ta chắc chắn sẽ làm bản thân giàu lên bởi chuyên môn hóa, nhưng tiềm năng của ta sẽ càng bị mài mòn đi. Cuộc đời chúng ta cũng sẽ trở nên mù mờ hơn, đô thị này càng dễ tạo nhiều tổn thương hơn, càng dễ nhào nặn lại nhân cách chúng ta hơn.

Marx nhấn mạnh rất nhiều vào ý tưởng: một người có nhiều công việc khác nhau. Không có chuyên gia nào ở đây cả. Ông đã viết rằng: “… không có một ai hoạt động duy nhất một lĩnh vực, họ có thể hoàn thành bất kì ngành nào mà họ muốn … nên bạn muốn làm một điều hôm nay, một điều khác ngày mai là hoàn toàn có thể. Bạn hoàn toàn có thể săn bắt vào buổi sáng, câu cá vào buổi chiều, xây lâu đài vào buổi tối, rồi làm nhà phê bình vào đêm, mà không nhất thiết phải trở thành một thợ săn, ngư dân, mục tử hay nhà phê bình.”

Nhưng đáng buồn thay! Đô thị chúng ta xây dựng nên, không hề cho phép con người làm điều này. Tất nhiên, một mình bạn cũng không thể thoát ra khỏi đô thị này được. Chúng ta đã cùng nhau lựa chọn một thế giới mà ở bạn sẽ được trả tiền nhiều hơn khi làm một việc, thay vì sự phát triển bản thân, sự gắn kết chiều sâu cá nhân. Vấn đề này không phải là vấn đề của duy nhất một cá nhân, hay một bộ phận người nào cả, chính xác nó là vấn đề của toàn cầu, không trừ một ai.

Từ những CEO cho đến các thực tập sinh, từ các nghệ sĩ cho đến nhân viên kế toán. Bất kì ai trong chúng ta đều nhận ra được rằng, dù ta có làm gì thì những phiên bản khác, một phần tiềm năng của chúng ta sẽ chết dần mà không bao giờ có cơ hội để phát triển, vì lợi ích của sự tập trung và chuyên môn hóa.

Nếu muốn thấu hiểu thế giới văn phòng đã đi sâu, gặm nhấm tâm hồn bạn thế nào, và ít nhất là, làm sao để dần từng bước sống chung với nó mà không lưu lại quá nhiều tổn thương, hãy tìm đọc cuốn: Sống sót nơi văn phòng, tác giả: Hạo Thái, một cuốn sách nên đọc cho bất cứ nhân viên văn phòng nào không muốn sống chung với văn phòng nhưng buộc phải sống.

=========

© OOPSY – CỘNG ĐỒNG DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI ĐAM MÊ TÂM LÍ HỌC VÀ TÂM LÍ TRỊ LIỆU

Kết nối thêm với OOPSY tại đây nhé:

Website: http://oopsy.vn/

Youtube: http://bit.ly/oopsychanel

Instagram: instagram.com/oopsy.oopsy

Cộng đồng: Mary Tươi rói và Tâm lý học & Viết cho Mình – Viết cho Tình – Viết cho cả Tiền

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *