Sống chậm lại, mới sống có dư có vị

Feng Tang, một tác gia, thương nhân có tiếng của Trung Quốc từng viết ra 9 chữ này: “Không vội vã, không sợ hãi, không xấu hổ.”
 
Rất nhiều người không hiểu vì sao anh lại viết ra 9 chữ này.
 
Bởi lẽ, Feng Tang trước đây là một người cuồng công việc, mỗi ngày đều có hàng vạn người đợi quyết sách của anh, hàng trăm người chờ đợi để gặp anh, một ngày mười mấy cuộc họp, dùng lời của Feng Tang mà nói thì là: “Ở trong nhà vệ sinh, tai phải lúc nào cũng vẫn cứ nghe tiếng điện thoại.”
 
Ngay cả khi đi vệ sinh, Feng Tang vẫn không ngừng làm việc.
 
Cường độ làm việc cao trong một thời gian dài khiến anh mắc phải căn bệnh mất ngủ.
 
“Nhắm mắt lại là nằm mơ, 10 lần mơ thì 2 lần mơ thấy đứng trước vực thẳm, hai lần mơ thấy mình đứng trên lớp băng mỏng dính, năm lần nằm mơ giải quyết vấn đề cho khách hàng, còn lại là một lần nằm mơ đi thi đại học, vì vội vàng đến phòng thi mà quên cả thẻ dự thi.
 
Giấc ngủ không tốt, tinh thần không tốt, cả con người cũng sẽ không tốt, và cuối cùng là chẳng còn lại gì. Tôi không muốn như vậy cả đời, không muốn luôn phải mơ về những điều đáng sợ như vậy. Tôi nhặt lấy một cây bút rồi viết vào trang đầu trong cuốn nhật ký của mình rằng “không vội vã, không sợ hãi, không xấu hổ.”
 
Chúng ta luôn vội vàng muốn đạt được một mục tiêu nào đó, ước mơ nào đó để rồi phải trả một cái giá đắt đỏ cho nó, và đắt nhất, chính là sức khỏe của chúng ta.
 
Đời người giống như leo núi vậy, đỉnh núi tuy quan trọng, nhưng tại sao không chậm lại một chút, ngắm nhìn phong cảnh hai bên sườn, dừng lại một chút hít thở không khí trong lành và thư giãn.
 
Sinh mệnh, trước giờ không phải là kết quả, mà nó là một quá trình, chậm lại, thưởng thức nét đẹp của mọi thứ xung quanh, cảm nhận một cách nghiêm túc sự bình yên của nội tâm, có như vậy mới có thể chắp nhặt ra được những thứ tốt đẹp hơn rồi từ đó sốc lại tinh thần, tiếp tục lên đường.
 
Vội vã là sinh tồn, chậm lại mới là sống.
 
Có người nói: “Đời người thực ra là một cuốn sách có nội dung phức tạp, số lượng trang nhiều, nhưng nó đáng để ta lật giở tới những trang cuối cùng, và lật giở một cách chầm chậm.”
 
Sức hấp dẫn nhất của thời gian đó là “vội không tới mà đuổi cũng chẳng đi”, bạn bắt buộc phải học cách chậm lại, lắng lại, cảm nhận cuộc sống.
 
Chỉ khi thực sự chậm lại, bạn mới có thể thực sự cảm nhận được cái gọi là “sống”, mới có thể đạt được thành công thực sự.
 
Một cuộc đời tươi đẹp, cần bạn để lửa nhỏ, hầm riu riu, mùi vị mới đậm đà và thơm ngon hơn.
 
– Theo Linh Đan –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *