Rối loạn nhân cách chống đối xã hội & vĩ cuồng

RỐI LOẠN NHÂN CÁCH CHỐNG ĐỐI XÃ HỘI & VĨ CUỒNG

Trong khoảnh khắc chúng ta chửi rủa, khinh thường, chê bai, đố kị với ai – đây là cách để tâm hồn vực dậy sự sống

Ta có chọn kết thúc trong cơn Vĩ cuồng: hoặc không thể tin ai được nữa hoặc đa nghi và bảo vệ đến cực đoan?

.

.

.

Nhưng có một cuộc phản kháng rất dữ dội của nhân cách, lòng tự tôn của mình, sức sống của mình, bản năng của mình: Hai giai đoạn cuối, khi chúng ta bắt đầu chống đối mọi biểu tượng xã hội

Ban đầu thì nó mang hình dáng của đạo đức. Chẳng hạn hôm nay chúng ta thấy người ta đăng một tin mới trên mạng xã hội: “Một cậu xe ôm ở chỗ ngã tư Liễu Giai đánh một bác xe ôm mà con trai đã chết sớm. Bác rất già rồi. Nó đánh rất thậm tệ, nó dùng cả cái nỏ tự chế”. Tôi thấy thông tin đấy hơi vớ vẩn, nhưng tất cả những  người thấy tin đấy đều có thể phẫn nộ. Hay những chuyện chẳng hạn như một ông con say rượu, cầm dao đuổi mẹ, bởi vì mẹ ông không cho tiền uống rượu. Tất cả những thông tin gây ra sự phẫn nộ tương tự mà nó gây ra hiệu ứng viral, thì bạn nghĩ xem, những thông tin ấy khi ấn like hoặc khi cảm thấy bất bình, bạn nghĩ gì? Khi chúng ta nghe tin Hà Nội đang ngập chìm trong những sự cố, chúng ta cảm thấy bất bình. Về mặt xã hội thì chúng ta hiểu, nhưng về mặt tâm lý thì cái gì xảy ra? Chúng ta cảm thấy bất bình, muốn đay nghiến, muốn chửi rủa nó, chúng ta không bình yên

Thế giới tâm lý của chúng ta không còn đứng ở một chỗ nữa. Đấy là lúc mà nó cảm giác để giành lại cuộc đời của mình, nó phải chửi rủa một ai đấy, nó phải phê phán một ai đấy, nó phải đay nghiến một ai đấy

Thực ra khi bạn có một người để chê bai, bạn đã tiến đến giai đoạn Rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Xuất hiện một người để chê bai ở trong một lớp là biểu hiện lớp đấy đã có một đối tượng để giải trí. Đấy là một cách để chúng ta bảo vệ tâm hồn mình. Bằng cách bảo vệ mình, chúng ta phải tàn hại người khác. Bằng cách bạn ấn dislike một người, bằng cách bạn chửi một người thông qua mạng xã hội – nó tương tự như vậy đấy. Khi chúng ta phản ứng trên mạng xã hội, chúng ta phản ứng dựa trên phổ này

Chứng rối loạn sớm là như thế này: Một ngày tự dưng chúng ta cảm thấy rất mệt mỏi, bất lực, đấy là những cảm giác chán nản và bực tức trong trái tim chúng ta. Chúng ta vẫn có những ngày như thế. Đột nhiên buổi sáng thức dậy cảm thấy rất bực tức. Và chúng ta hãy nghĩ xem, cơn bực tức này thực ra là gì? Nó đã được chuẩn bị sẵn trong một giai đoạn dài rồi. Từ bên trên Ám ảnh, xuống đến Tâm thần phân liệt, và Tâm thần phân liệt muộn, bắt đầu chúng ta có một cảm giác chán nản thân phận của mình và nó biến thành một nỗi bực tức. Một ngày nào đấy chúng ta bắt đầu có một ai đấy để trút. Đi va phải một chú bảo vệ, nói, “Chú đứng kiểu gì đấy”. Hoặc là đi trên đường có một người quẹt phải chúng ta, chúng ta thốt ra ngoài miệng, “Thằng này đi ngu thật đấy!” Đây là khoảnh khắc giống hệt như khoảnh khắc mà tay sát nhân hàng loạt lần đầu tiên giết nạn nhân của mình. Lần đầu tiên nó giết, nó cảm thấy một sự hưng phấn trong thân thể

Lần đầu tiên chúng ta bắt đầu chửi rủa một ai đấy bằng miệng, bằng ngôn từ của chúng ta, là lúc chúng ta cảm giác rằng mình còn sống. Cơn điên đầu ấy bốc lên trên não, và toàn bộ cơ thể chúng ta được kích thích. Chưa bao giờ chúng ta nếm trải cảm giác kích thích, điên loạn và thích thú như vậy. Nó thường xảy ra ở cuối của khoảng giai đoạn từ khi ra trường, tức là bắt đầu đi làm, bắt đầu tiếp xúc với những người lạ, phải tôn trọng những người lạ dù chưa từng có một mối gắn kết trước đấy. Chúng ta phải tôn trọng sếp của chúng ta như thể tôn trọng bố chúng ta vậy, nói gì cũng phải nghe. “Bố tao còn không nói được tao như mày” – đấy là cách chúng ta nghĩ về sếp

Vào khoảnh khắc đấy, chúng ta có một sự phản kháng với một ai đấy. Một ngày buồn bã và bực tức, một ngày đen tối, một cái bad day cho phép chúng ta có một bad attitude, cho chúng ta có thể phản ứng lại với xã hội này. Lúc đấy chúng ta cảm giác mình đang sống, và bắt đầu chúng ta lâm vào cơn nghiện mà chúng ta không biết – cơn nghiện phản kháng xã hội. Chúng ta chê trách mọi thứ, chúng ta dè bỉu mọi thứ, chúng ta khinh thường mọi thứ, chúng ta đố kị mọi thứ. Tức là đối với một người bình thường, một tâm lý bình thường, chúng ta có thể biện hộ đấy là “Thằng này xấu tính”, nhưng thực ra không phải thế. Chúng ta là nạn nhân của một cuộc đời đã đay nghiến chúng ta

Cho nên trong khoảnh khắc chúng ta đố kị, chúng ta chê bai, đây là cách để tâm hồn vực dậy sự sống của nó. Đây là khoảnh khắc mà cô Mị hằng ngày nhìn ra khỏi ô cửa sổ bé bằng lòng bàn tay, không biết là ngày hay là đêm, đột nhiên nhìn thấy A Phủ, “Tôi phải yêu anh để thoát khỏi cuộc đời này”. Tôi phải yêu những cơn điên của chúng tôi trước xã hội, để tôi cảm thấy mình tồn tại. Bởi vì cả xã hội này, những kẻ khốn nạn này, dù tôi là chồng/ tôi là vợ/ tôi là bạn thân/ hay tôi là sếp của các người/ tôi là nhân viên của các người, các người đều lãng quên tôi, các người coi tôi như nước bọt. Các người trút vào đầu tôi đủ thứ nước bọt, đủ thứ áp lực, sau đấy các người lãng quên tôi như thể tôi chỉ là một cỗ máy. Các người giả định tôi là một ai đấy: Thằng này thì quen nhẫn nhịn; Thằng này chăm chỉ; Thằng này thì lười… Các người giả định tôi chỉ bằng vài từ khóa, và sau đấy các người đối xử với chúng tôi bằng vài từ khóa

Đấy là lúc chúng ta chứng kiến mình sụp đổ. Và việc phục hồi sự sụp đổ, vượt qua sự sụp đổ chính là Rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Đấy là cách duy nhất để chúng ta còn cảm thấy mình tồn tại, và càng chửi rủa chúng ta càng thấy mình có nghĩa

Một nhà văn mà tôi rất yêu mến, ông là một thiên tài văn học Việt Nam – Nguyễn Huy Thiệp, nếu mọi người đã đọc Trò chuyện với hoa thủy tiên. Trong cuốn sách của mình, ông có nói đến một vấn đề mà tôi rất mê, tôi đã nói đi nói lại ở rất nhiều lớp học khác nhau, đấy là sự chửi bậy

Sự chửi bậy là gì? Cái thô tục là gì? “Thô” là cái còn nguyên, “tục” là cái đời thường, đem cái đời thường còn nguyên ra để kháng cự với cuộc đời. Và ông lấy một câu thế này (nghe rất bậy, xin lỗi khi nhắc lại ở đây) ông bảo ở nhà quê hay có lối nói kiểu như là “Chim thằng nào thằng đấy đái”. Đó là một lối nói thô tục, và những lối nói thô tục này dùng để áp chế người khác, dùng để đẩy người khác về lại ranh giới của họ. Trên nguyên tắc, nó thể hiện rõ nhất tâm hồn của chúng ta, nhưng nó phục hồi tâm hồn rõ nhất. Nó là từ mà chúng ta nói ở trong đầu, chúng ta bật ra ngoài

Chẳng hạn có một người đối xử với chúng ta, nói với chúng ta một điều rất phi lý, đến lúc chúng ta chỉ muốn bật ra ngoài cửa miệng một câu cực kỳ tục, chẳng hạn câu đơn giản nhất như “Có cái c** ý!” Đấy là gì, chúng ta nói với một biểu tượng mà chỉ chúng ta tạo ra được. Chúng ta văng nó ra, chúng ta chống đối lại, đấy là cách chúng ta giành lại sự tồn tại của mình, không có cách nào khác. Và chúng ta biết là ‘’hiện tượng cục phân’’ không hề thô tục quá trong ngành tâm lý học đâu. Vì chúng ta nhớ là với Sigmund Freud chẳng hạn, ba điều đứa trẻ yêu thương đầu tiên là gì: vú mẹ, cục phân, và cái chim của mình – đấy là những điều đầu tiên mà đứa trẻ có thể yêu thương bản thân

Nói như vậy để nói với bạn là, đây là lúc mà chứng Rối loạn nhân cách chống đối xã hội giúp chúng ta phục hồi

Và cuối cùng là trạng thái gì? Chúng ta có hai trạng thái: Một là, chúng ta quá bi quan với cuộc đời này đến mức không thể tin ai được nữa. Và thứ hai, chúng ta phát triển trạng thái chống đối xã hội đến cực đoan, trạng thái đa nghi đến cực đoan và bảo vệ đến cực đoan, thì chúng ta sẽ kết thúc trong cơn Vĩ cuồng

Đây là logic của sáu chứng bệnh thường gặp nhất của con người, và thường chúng ta chỉ có một trong hai kết cục ở trên.tin nhắn, chúng ta có thể dè bỉu, “Ui, cái con này xấu thế này mà cũng làm hoa hậu, nhìn cái cằm nó méo này”. Chúng ta thấy là với mỗi sự dè bỉu, với mỗi sự chê bai, chúng ta giành lại cuộc đời mình. Một người sếp chẳng hạn, nhìn nhân viên của mình làm việc không được thì nghĩ, “Sao thằng này ngu thế nhỉ, cái loại này phải đuổi ra khỏi công ty mới được!” Sự chê bai người khác, sự dè bỉu, sự căm ghét người khác là cách để chúng ta cảm thấy mình tồn tại. Nên những người bị lãng quên là những người đay nghiến bậc nhất

Chúng ta có những mẫu hình bị lãng quên rất nhiều ở trong đời sống mà chúng ta hay thường gọi là các bà cô – những người ế chỏng ế trơ, những người cay nghiệt nhất, những người bảo vệ được tông tộc dòng họ. Bởi vì họ lấy tông tộc dòng họ ra coi như một nhân tính của mình. Họ bảo vệ nó như thể bảo vệ chính bản thân mình trước cuộc đời. Họ mượn nó là một tải thể tâm lý để chống lại tất cả những người khác

Để thích nghi tiếp, để tồn tại tiếp, bà cô có hai lựa chọn: Hoặc là chết, hoặc là đối mặt. Đối mặt thì phải làm thế nào? Tâm lý có cách chọn của nó, tư duy có cách chọn của nó. Nhận thức thì có thể là bà ấy đi xa xứ và rồi quên đi. Nhưng khi đi xa xứ, tâm hồn người phụ nữ đầy tổn thương này sẽ lại một lần nữa chọn cho mình một cái gì đấy để gắn vào, có thể là một tôn giáo, bà sẽ bảo vệ tôn giáo đấy. Và cách duy nhất để cho bà vẫn còn giữ được những mối liên hệ nhân tính, huyết tộc, là bà ở lại bảo vệ nhà thờ dòng họ. Đấy là cách dễ dàng hơn, đấy là một chiến lược tốt để sống

Đấy là logic của sáu chứng này, và nó sẽ tạo ra sáu loại văn học khác nhau tương ứng với nó

– Trích sách TỰ VỆ CẢM XÚC 4.0 – Tác giả Bát Nhã –

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *