Lúc mới đi làm, anh trai tôi lúc nào cũng dặn dò: “Nên kết bạn với những người giỏi hơn, học hỏi kinh nghiệm từ họ để tiết kiệm nhiều thời gian và bớt việc đi đường vòng.”
Mặc dù cảm thấy tư tưởng này hơi thực dụng, nhưng sau khi làm theo những gì anh ấy nói, tôi nhận ra việc đó thực sự có lợi cho mình.
Khi có cuộc thảo luận, tôi sẽ luôn quan sát những người giỏi hơn và suy nghĩ đến những vấn đề như:
Tại sao anh ấy lại suy nghĩ và diễn đạt theo cách này?
Có lời nào của họ phù hợp với tình huống hiện tại để bản thân tôi học hỏi hay không?
Ưu điểm của những phương án này có tương xứng với công việc hiện tại của tôi hay không?
“Đòn bẩy bên ngoài” giúp chúng ta vượt qua được nhiều câu đố khó. Bởi vì tôi nhận được sự giúp đỡ kịp thời từ các chuyên gia, nên sẽ mất ít thời gian hơn để cải tạo phương án và sửa sai.
Làm thế nào để chúng ta có thể “mượn lực” từ bên ngoài một cách tốt nhất?
Đầu tiên: Bạn phải đánh giá cao họ. Chuyển sự chú ý từ bản thân sang người khác.
Những người mới thường mắc một lỗi lớn là muốn được mọi người công nhận nên đã quá để ý vào ý kiến chính mình mà bỏ qua quan điểm của người khác.
Thứ hai: Trọng tâm. Hãy học những thứ cần thiết cho công việc.
Có rất nhiều phương pháp, nhưng thời gian và sự chú ý của bạn có sự hạn chế. Vì vậy, hãy cố gắng tập trung vào những thứ thực tế, cần thiết cho công việc của chính mình.
Thứ ba: Thực hành.
Một khi đã tìm ra phương pháp, thì nhất định phải áp dụng nó vào thực tế ngay, như vậy mới có tác dụng!
– Theo Cẩm Thi –