Đại học Harvard từng làm một bảng điều tra có tên “Ảnh hưởng của mục tiêu với cuộc đời”, căn cứ theo thời gian kế hoạch ngắn dài, họ chia ra làm vài kiểu người:
3% người có mục tiêu rõ ràng; 10 % người có mục tiêu ngắn hạn khá rõ ràng; 27% người hoàn toàn không có bất cứ kế hoạch gì; 60% người kế hoạch mơ hồ.
25 năm sau, 4 kiểu người này đã tạo nên một “Kim tự tháp” đời người:
27% hoàn toàn không kế hoạch gì ở tầng dưới nhất của Kim tự tháp, họ phần lớn thất nghiệp, sống lang thang dưới đáy xã hội trong thời gian dài và thường dựa vào trợ cấp xã hội để tồn tại.
60% những người có mục tiêu không rõ ràng là ở tầng thứ hai từ dưới lên, và sống một cuộc đời tầm thường trong suốt cuộc đời của mình.
10% những người có mục tiêu ngắn hạn rõ ràng hầu hết đã trở thành giới tinh hoa trong nhiều ngành khác nhau như luật sư và bác sĩ, chiếm lĩnh tầng thứ hai của kim tự tháp.
3% còn lại đã trở thành CEO của công ty và người đứng đầu ngành, trên đỉnh kim tự tháp.
Không khó để nhận ra, tất cả những người tài giỏi đều là những người theo “chủ nghĩa trường kì”.
Đối với một người phụ nữ mà nói, “chủ nghĩa” truyền kì thể hiện ở cách họ lập kế hoạch cho gia đình và sự nghiệp:
Tuyệt đối không sống kiểu mơ hồ không có mục tiêu, đem hết cảm giác an toàn của mình đặt lên người người chồng;
Không vì tuổi tác mà chán chường rồi nhanh nhanh chóng chóng gả cho một người mình không yêu;
Cũng sẽ không vì bị thúc giục mà miễn cưỡng bắt mình sinh con không đúng thời điểm thích hợp.
Phụ nữ thông minh luôn biết “quy hoạch” cuộc đời mình, mỗi bước đi của họ đều là can tâm tình nguyện.
Li Na, một nữ tác gia người Trung Quốc trước đó chỉ là một nhân viên thể chế bình thường.
Năm 29 tuổi, cô kết hôn, nhưng cuộc sống hôn nhân không hề làm tê liệt mục tiêu của cô, ngược lại càng thúc đẩy cô tới gần hơn với ước mơ của mình.
Năm 30 tuổi, sau khi đã rõ ràng được mục tiêu của mình, cô quyết định nghỉ việc để khởi nghiệp.
Chỉ trong vòng 2 năm cô đã bắt đầu có chút danh tiếng, rồi sau đó hiện thực ước mơ tự do tài chính.
Từ một nhân viên nhà nước tới một tác giả, cô đã có một bước nhảy vọt lớn trong sự nghiệp của mình, và phải là người rất dũng cảm mới có thể làm được điều đó.
Nhưng đằng sau sự dũng cảm ấy không phải là một suy nghĩ nông nổi nhất thời mà là sự chuẩn bị kĩ lưỡng sau rất nhiều năm:
Trước khi nghỉ việc, cô đã đọc hàng trăm cuốn sách, viết lách trên các nền tảng online mười mấy năm trời.
Thu nhập từ việc viết lách vào thời gian rảnh rỗi sớm đã đem lại cho cô nguồn thu nhập gấp 3 lần mức lương công việc chính.
Kinh nghiệm viết lách và nhiệt huyết với việc đọc đã kề vai sát cánh bên cô hơn chục năm trời.
Cô hiểu rõ sở thích và năng lực của mình, cũng nhận thức rõ được rằng không gian phát triển của mình trong tương lai sẽ còn rất lớn.
Trông thì có vẻ là một lựa chọn không lý trí, nhưng thực ra lại là một sự lựa chọn đầy lý trí với một sự chuẩn bị và chắc chắn tới 90%.
Những chuẩn bị cho tương lai sớm đã được cô lên kế hoạch.
Tôi ngưỡng mộ những người phụ nữ như vậy, họ có lẽ không thể đảm bảo được mỗi bước đi của mình sẽ không xảy ra sai sót, nhưng lại có thể dùng phương thức mà mình thích đi sống hết mình với cuộc đời này.
Có người nói: “Thiết kế cuộc sống quan trọng hơn việc sống một cách bận rộn”.
Một cuộc đời có kế hoạch, tuyệt đối sẽ không mang tới sự buồn tẻ, mà sẽ chỉ đem lại niềm vui.
Quá khứ cũng được, tương lai cũng mặc kệ, sứ mệnh quan trọng nhất của người phụ nữ chính là không phụ lòng chính mình.
– Theo Như Nguyễn –