Muốn có một cuộc sống tốt hơn, bạn phải học tính tự giác, sống kỷ luật. Tự rèn luyện bản thân là theo đuổi và khao khát một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chỉ bằng cách biến kỷ luật tự giác thành bản năng, chúng ta mới có thể thay đổi bản thân và gặt hái một cuộc sống tích cực.
Hãy phát triển 8 thói quen kỷ luật tự giác sau đây, và cuộc sống của bạn sẽ tốt đẹp hơn về mọi mặt.
01. Kiểm soát lời nói
Tử Cống là một trong những đệ tử của Khổng Tử. Nhưng Tử Cống có một thói quen xấu là nói xấu các đồng môn của mình sau lưng. Theo thời gian, nó làm dấy lên sự bất mãn của mọi người, những người không thích Tử Cống ngày càng nhiều. Tử Cống hỏi Khổng Tử, Khổng Tử nói: “Ngươi thường xuyên nói xấu sau lưng người khác, người khác không vui, ngươi có thể cảm thấy tốt hơn sao?”.
Người xưa có câu: “Họa từ miệng mà ra”. Lời nói làm tổn thương người khác cũng sẽ làm tổn thương chính mình. Người khôn ngoan biết giữ miệng, bớt nói lời thị phi, cuộc sống cũng bớt đi vài phần rắc rối. Kỷ luật với mình trong từng lời nói, cuộc sống sẽ suôn sẻ hơn, tránh được rất nhiều rắc rối.
02. Nói không với trì hoãn
Có một câu chuyện trong cuốn sách “Kết thúc sự trì hoãn”: Jane chuẩn bị hoàn thành báo cáo tài chính, nhưng anh ấy thấy trong sân cỏ đã mọc cao nên chạy đi cắt. Khi làm việc mệt mỏi, anh trò chuyện với những người hàng xóm và cùng nhau ăn trưa; Ăn uống xong lại cảm thấy buồn ngủ nên anh trở về phòng ngủ một giấc. Mãi đến tối, anh mới biết rằng báo cáo của mình vẫn chưa hoàn thành.
Những người trì hoãn sẽ không bao giờ đuổi kịp những người hành động ngay lập tức. Cũng giống như một câu nói: “Một khoảnh khắc làm nên sự khác biệt giữa điều bình thường và điều phi thường”.
Trên thế giới này, không có gì có thể được hoàn thành bằng sự trì hoãn. Chỉ bằng cách hành động ngay lập tức trong mọi việc, chúng ta mới có thể nói lời tạm biệt với sự trì hoãn và thực hiện mọi việc một cách hiệu quả.
Chỉ khi bạn hành động với đủ kỷ luật tự giác, bạn mới có thể tiến lên một cách hiệu quả trong cuộc sống.
03. Suy nghĩ độc lập
Có người từng lên mạng xã hội hỏi rằng: “Một số gợi ý cho cuộc sống gì?”. Có một câu trả lời được khen ngợi ở dưới bài đăng rất ấn tượng: “Đừng suốt ngày nghe lời khuyên của người khác.
Lời khuyên mà người khác dành cho bạn là hãy sao chép kinh nghiệm sống của họ cho bạn, và trong hầu hết các trường hợp, điều đó không phù hợp với bạn chút nào. Nếu bạn chỉ nghe theo những lời khuyên mà người khác cho mình mà không có chính kiến, bạn sẽ ngày càng sống ít giống mình hơn.
Sao chép kinh nghiệm của người khác và sống cuộc sống của chính mình là sự ngu ngốc lớn nhất của một người. Cuộc sống của bạn cần bạn tự suy nghĩ, cuộc sống của bạn cần bạn chịu trách nhiệm về chính mình.
Chỉ bằng cách suy nghĩ độc lập, bạn mới có thể hiểu sâu sắc con đường mình nên đi. Bạn có thể hiểu rõ hơn về sự độc đáo của bản thân, hiểu tính cách của chính mình và từ đó hướng tới một cuộc sống thực sự phù hợp với bạn.
04. Kết thân với những người tích cực, ưu tú
Mỗi con đường trong cuộc đời sẽ có những con người khác nhau. Người bạn chọn đi cùng sẽ quyết định bạn có thể đi được bao xa. Nhà văn Wu Jun từng nói: “Bản chất của việc chọn bạn bè là chọn một trường năng lượng cho mình”.
Làm bạn với những người lười biếng, tiêu cực, bạn sẽ liên tục bị ảnh hưởng bởi năng lượng tiêu cực như phàn nàn, lòng tự trọng thấp và sự lười biếng. Khi bạn kết thân với những người xuất sắc, bạn có thể liên tục bị ảnh hưởng bởi năng lượng tích cực như sự nhiệt tình, tự tin và động lực của bản thân.
Khi vòng bạn bè của bạn toàn những người ưu tú, tầm nhìn của bạn sẽ phong phú hơn, kiến thức của bạn sẽ rộng hơn.
Đi cùng người tài thì càng tiến xa, làm việc với người tài thì càng dễ thành công.
5. Tự giác học tập
Tất cả những người không ngừng tiến bộ đều có một điểm chung, đó là họ biết dành thời gian cho việc học. Ai đó đã từng nói: “Không có gì là công bằng trên thế giới ngoại trừ thời gian.
Nếu bạn không đọc sách hay học tập, và dành thời gian rảnh rỗi của mình để ăn uống và vui chơi, cuộc sống của bạn sẽ khó khá hơn được”.
Người thực sự tự giác sẽ sắp xếp đầy đủ thời gian cho việc học tập tích cực, để họ có khả năng thích ứng với những thay đổi của thời đại. Đó không chỉ là để hoàn thiện bản thân mà còn là để đưa ra nhiều lựa chọn và chủ động hơn trong cuộc sống tương lai.
Dành thời gian cho việc học và đạt được sự phát triển suốt đời, để có nhiều khả năng hơn trong tương lai.
06. Kiểm soát cảm xúc
Nhà văn Hofland từng nói: “Trong tất cả những ảnh hưởng bất lợi trên thế giới, thứ làm giảm thành công của một người nhiều nhất thường là cảm xúc thái quá.”
Gần như các loại thất bại trong cuộc sống là nguyên nhân của những cảm xúc thái quá. Một khi cảm xúc lấn át lý trí sẽ hành động thiếu lý trí khiến con đường tiến thân ngày càng khó khăn.
Trong cuộc sống hay công việc thường gặp những điều phiền muộn, những điều không vừa ý là điều khó tránh khỏi. Nếu để cho cảm xúc hành động liều lĩnh, không những không giải quyết được vấn đề mà còn trở thành trở ngại lớn nhất cho sự tiến bộ.
Chỉ bằng cách có thể kiểm soát cảm xúc khi mọi thứ xảy ra, chúng ta mới có thể định hướng giải quyết đúng được vấn đề. Khi làm chủ cảm xúc của mình, bạn mới có thể quyết định được cuộc sống, sự nghiệp của mình có thể tiến được bao xa.
07. Rèn luyện sức khỏe
Một nghiên cứu của Đại học Queensland ở Úc cho thấy: Ngồi im một chỗ trong thời gian dài làm tăng 18% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Máy không dùng thì hỏng, thân không vận động thì bệnh. Cách tốt nhất để giữ gìn sức khỏe là vận động cơ thể. Đứng lên và vận động vài phút sau mỗi giờ ngồi; kiên trì tập luyện và chạy bộ sau khi tan sở, đồng thời rèn luyện sức khỏe của bạn bằng các bài tập thể dục.
Một người tuân thủ kỷ luật tự giác về thể chất sẽ nhận được phần thưởng về sức khỏe.
08. Phấn đấu thực hiện mục tiêu
Chúng ta từng nghĩ rằng chỉ cần kiên định và không dừng lại, là đã tự làm chủ bản thân. Nhưng thực tế, nếu cứ chăm chỉ mà không biết nắm trọng tâm, không có mục đích thì sẽ không thể nhận được kết quả như mong đợi.
Nhà hùng biện nổi tiếng, Huang Zhizhong, từng nói: “Khả năng lớn nhất của con người không phải là bận rộn mà không mục tiêu đến mức cảm động về chính mình, mà là có thể kiên trì một mục tiêu, bận rộn đến mức thay đổi bản thân”.
Hiểu được việc điều chỉnh nhịp độ, chạy đua với mục tiêu, mới là sự tự làm chủ đỉnh cao của mỗi người. Cuộc sống có mục tiêu là cuộc hành trình, còn cuộc sống không có mục tiêu chỉ là việc bị cuốn đi.
Xác định hướng đi đúng, lập kế hoạch cho các mục tiêu giai đoạn, để mỗi bước đi đều nằm trong kế hoạch, mới có thể đạt đến cảng an toàn.
Kỷ luật là phẩm chất cao quý nhất của con người, là khả năng lèo lái và kiềm chế bản thân, còn tự giác là ý thức tự hoàn thiện, tự thay đổi. Kỷ luật tự giác không phải là một sự lựa chọn bắt buộc, mà là một sự thay đổi tích cực. Khi kỷ luật tự giác trở thành thói quen, chúng ta sẽ và đạt được những thành tựu phi thường trong lĩnh vực mà mình đang làm.
– Theo: Toutiao/Thiên An –