Nuôi dưỡng thói quen luôn tạo cảm giác nguy cơ cho bản thân

Đạo Đức Kinh có câu: “Lấy bất biến ứng vạn biến.”
 
Nhiều người đã hiểu sai câu nói này và hiểu rằng họ nên giữ nguyên trạng thái hiện tại để đối phó với những thay đổi khác nhau.
 
Nhưng ý của câu nói trên không nằm ở nghĩa đen.
 
Cách giải thích đúng phải là, mọi thứ thay đổi không ngừng là điều tất yếu của cuộc sống. Chúng ta cần quan sát những thay đổi đó một cách linh hoạt, để không bị hoảng sợ trước những thay đổi, có sự chuẩn bị trước thật tốt, xem xét đầy đủ xu hướng thay đổi của sự vật và đưa ra những phán đoán chính xác.
 
Tương lai là không thể đoán trước, và con người cũng không thể gặp may mắn suốt ngày.
 
Đó là lý do tại sao chúng ta cần lên kế hoạch trước và chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc ứng phó với những thay đổi đột ngột trước khi nguy cơ ập đến.
 
Ví dụ, duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày và nâng cao thể chất để giảm khả năng mắc bệnh trong tương lai; nuôi dưỡng thói quen quản lý tài chính để có khoản tiền dự phòng khi gặp khó khăn trong tương lai.
 
Người ta thường nói: một đất nước không có cảm giác nguy cơ thì sớm muộn gì cũng rơi vào hỗn loạn; một công ty không có cảm giác nguy cơ thì sớm muộn gì cũng sụp đổ; một người không có cảm giác nguy cơ chắc chắn sẽ phải trải qua một thời gian cực kỳ khó khăn.
 
Trong nhịp sống nhanh và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, không ít người phải đối mặt với “khủng hoảng tuổi trung niên” khi ở độ tuổi 35.
 
Đột ngột bị mất việc, nhưng chợt phát hiện mình không biết làm gì khác ngoài việc đi làm và tan ca, và càng không biết phải làm mọi thứ khác như thế nào.
 
Lúc này, mới bắt đầu cảm thấy bàng hoàng, bắt đầu có tâm lý tiêu cực, và bị mắc kẹt trong cuộc sống đầy những hoang mang.
 
Không ngờ rằng, sự hiểu biết về công việc, về bản thân mình trong quá khứ còn quá phiến diện, cảm thấy tự mãn khi nghĩ rằng mình đã đạt được thành tích tốt, như thể những thành tích đó có thể đi cùng mình đến cuối cuộc đời.
 
Những thói quen ứng xử hình thành trong thời gian dài, vô hình chung đã trở thành hòn đá cản đường chính họ. Muốn thay đổi bản thân nhưng không thể quyết tâm để phủ nhận quá khứ.
 
Luôn luôn lưỡng lự giữa lựa chọn và lo lắng.
 
Bạn có thể bước chậm hơn một chút trong cuộc sống, và cũng đừng vì theo đuổi cái gọi là “thành công” mà phớt lờ đi cảnh vật xung quanh.
 
Chỉ có nuôi dưỡng thói quen luôn tạo cảm giác nguy cơ cho bản thân, chúng ta mới có thể tiến lùi một cách tự do và đối phó với mọi khó khăn một cách bình tĩnh khi bước trên đường đời.
 
– Theo Đình Trọng –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *