Theo số liệu của Liên hợp quốc, mỗi năm con người thải ra một khối lượng nhựa đủ để trải quanh Trái đất 4 lần, với khoảng 500 tỷ túi nhựa được tiêu thụ.
Mỗi năm có khoảng 8-13 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra đại dương, nhiều nhất là từ châu Á và châu Phi cận Sahara, và phần lớn nguồn gốc rác thải là từ thành thị. Ước tính đến năm 2030, thế giới sẽ thải ra khoảng 111 triệu tấn chai nhựa, hộp đựng thức ăn và các loại rác thải nhựa khác.
Còn tại Việt Nam, theo báo cáo của Tổ chức Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) mỗi năm Việt Nam xả ra đại dương 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới), đứng thứ 4 thế giới. Các nước đầu bảng lần lượt là Trung Quốc, Indonesia và Philippines.
Tác hại nguy hiểm nhất của túi nylon chính là tính chất rất khó phân hủy, có thể tồn tại hàng trăm năm, gây ô nhiễm môi trường, đe dọa các hệ sinh thái. Trong quá trình tái chế, nhựa thủ công sẽ hấp thu các kim loại nặng như cadimi, chì.. Nhựa tái chế càng nhiều lần thì càng độc hại. Nếu thực phẩm ở dạng nóng, chín, ướt, có muối hay mỡ… được đựng, bảo quản trong những loại túi làm bằng nhựa tái chế có khả năng bị nhiễm các chất độc và khi ăn những thực phẩm này, chất độc sẽ tích lũy trong cơ thể con người gây ra nhiều bệnh lý về thần kinh, gan, thận, xương khớp, huyết áp, nội tiết và cả bệnh ung thư…
Trả lời câu hỏi “Làm thế nào để hạn chế, tiến tới loại bỏ hoàn toàn sản phẩm nhựa dùng một lần?”… Khó nhưng hoàn toàn có thể “nói không”
Vì một thế giới không tràn ngập nhựa!