Quy luật 1: Đứng thẳng hiên ngang
Một số người có tư thế cơ thể xấu và điều đó có tác động đến họ rất nhiều so với những gì bạn nghĩ. Giáo sư Peterson lấy hành vi của loài tôm hùm làm ví dụ. Tôm hùm có thể thay đổi hành vi của chúng dựa theo hàm lượng serotonin/octopamine. Tôm hùm chiến đấu mọi lúc. Khi một con tôm hùm chiến thắng, hàm lượng serotonin của nó tăng lên tương phản với hàm lượng octopamine. Mặt khác, tôm hùm có lượng serotonin thấp hơn octopamine sẽ được xem là kẻ thua cuộc.
Một hiệu ứng tương tự cũng được áp dụng cho con người. Ngay khi chúng ta gặp ai đó, chúng ta luôn ngầm đánh giá người đó để xem họ phù hợp với thứ bậc xã hội nào. Khi hàm lượng serotonin giảm, trầm cảm sẽ xuất hiện và cũng là một xu hướng khiến dáng người của bạn bị uống cong như tôm hùm, khiến bạn dễ bị nhận biết hơn trong mắt người khác khi đi trên đường. Theo bản năng, họ rất có khả năng đánh giá thấp về bạn, khiến bạn rơi vào tầm ngắm nếu họ quyết định lợi dụng ai đó. Hành động như một kẻ thất bại sẽ khiến mọi người nghĩ về bạn như một kẻ thất bại. Việc sửa sang tư thế của bạn có thể rất đơn giản, nhưng đồng thời cũng rất quan trọng để giúp bạn bắt đầu lại từ đầu.
Vì vậy, hãy đứng thẳng vươn vai và dám bày tỏ suy nghĩ và mong muốn của bạn. Ít nhất bạn vẫn có đặc quyền giống như những người khác, nếu không muốn nói là lớn hơn.
Quy luật 2: Đối xử với bản thân như thể với người mà bạn có trách nhiệm giúp đỡ
Giáo sư Peterson lo ngại rằng, hầu hết mọi người đều tự xem thường bản thân mà không nhận ra điều đó. Trên thực tế, trong hầu hết các trường hợp, mọi người có xu hướng chăm sóc gia đình, bạn bè và thậm chí cả thú cưng của họ mà bỏ bê bản thân mình.
Tất nhiên, việc giúp đỡ những người bạn yêu thương, quan tâm và thay mặt họ thực hiện một số trách nhiệm là điều rất tốt, nhưng chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta cũng phải làm điều tương tự cho chính mình, vì lợi ích của chính chúng ta. Đây có thể là một điều gì đó đơn giản như giữ cho căn phòng và mọi thứ được sạch sẽ, hoặc một cái gì đó sâu sắc hơn nhiều như giữ lòng tự trọng và tự coi mình là một người quan trọng với khả năng, quyền lợi và lòng khát khao.
Bên cạnh đó, càng chăm sóc bản thân mình, chúng ta sẽ càng khỏe mạnh và mạnh mẽ hơn để chăm sóc những người mà ta quan tâm. Ngược lại, việc chúng ta bỏ bê bản thân sẽ tạo ra một cách sống sai lầm, cuộc đời của chúng ta sẽ trở nên tồi tệ hơn không chỉ đối với chúng ta mà còn đối với mọi người xung quanh.
Quy luật 3: Kết bạn với những ai mong muốn điều tốt đẹp nhất cho bạn
Hầu hết mỗi người đều có hai loại gia quyến: Một là người mà anh ta sinh ra và một là người mà anh ta tự chọn – bạn bè. Việc lựa chọn những người quan trọng này không được xem nhẹ vì họ thường có tác động nhất định trong cuộc sống của chúng ta. Đó là nghĩa vụ của bạn để tránh xa những người đang làm cho cuộc sống của bạn tồi tệ hơn hoặc làm tổn thương bạn. Bạn có quyền quyết định ai nên thân thiết với bạn và ai thì không, không hề tồn tại một quy định luân thường đạo lý nào gây khó xử về điều này cả. Nếu bạn có một tình bạn đẹp mà bạn muốn giới thiệu nó cho ai đó, vậy tại sao bạn vẫn giữ nó trong lòng? Hãy kết thúc nó ngay bây giờ!
Câu hỏi ở đây là, tại sao nhiều người không đưa ra các lựa chọn tốt? Bởi vì vây quanh bạn là những người tốt và khỏe mạnh luôn khó hơn tình huống ngược lại. Trở nên tốt đẹp và khỏe khoắn đòi hỏi sức mạnh, sự táo bạo và lòng quyết tâm để chọn những con đường khó khăn nhưng đúng đắn. Do đó, để đứng gần một người như vậy bạn phải là người mạnh mẽ, táo bạo và quyết đoán, sẵn sàng chấp nhận một số lời chỉ trích khắt khe dần dần sẽ giúp ích cho bạn.
Mặt khác, sống xung quanh những người xấu và không lành mạnh sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra sự lựa chọn hơn nhiều. Ở phía dưới luôn thuận tiện hơn so với bên trên. Người xấu sẽ khiến bạn chấp nhận sự lười biếng, sống không lành mạnh, thương hại, chịu đựng bị tổn thương hoặc thậm chí làm tổn thương người khác vì lợi ích của bạn.
Quy luật 4: So sánh bản thân với chính bạn ngày hôm qua, chứ không phải người nào khác hôm nay
Mọi người luôn có khuynh hướng so sánh mình với những người mà theo một cách tình cờ, họ thành công hơn và có một cuộc sống tốt hơn chúng ta. Ngay cả khi bạn nhìn thấy hoặc tin rằng một người nào đó bạn biết đang sống một cuộc sống tốt hơn bạn, so sánh ấy là vô nghĩa và không có ích lợi gì cả, đặc biệt là khi bạn đã trưởng thành. Bên cạnh đó, bạn cũng không bao giờ biết được những vấn đề khác nhau mà người đó đang phải đối mặt hoặc liệu rằng họ có đang thỏa mãn với bản thân hay không, vì bạn chỉ nhìn thấy một lát cắt của cuộc đời người ấy.
Điều thực sự có lợi nhất là tập trung vào bản thân, vào cuộc sống và môi trường xung quanh mình. Tìm kiếm những thứ làm phiền bạn để thay đổi hoặc cải thiện nó và thành thật suy nghĩ liệu bạn có thể làm điều gì đó với nó hay không. Nếu nó không phải thứ gì đó nằm trong khả năng của bạn thì hãy cô lập nó và tập trung vào thứ khác, với những yêu cầu thấp hơn. Hơn nữa, bạn có thể luôn luôn thay đổi cuộc sống của mình tốt hơn chỉ trong vài ngày. Một vài điều sẽ khiến bạn tốn đôi chút thời gian và sự nỗ lực. Tiến một bước mỗi lần, hãy sống với suy nghĩ rằng bạn đang ở trong một hoàn cảnh tốt hơn so với ngày hôm qua và cuối cùng bạn sẽ tiến đến vị trí ngày càng cao hơn, nếu không muốn nói là dẫn đầu.
Quy luật 5: Đừng để con bạn làm những điều khiến bạn không ưa chúng
Cha mẹ cũng là con người, có nghĩa là họ không hoàn hảo và có thể dễ dàng phạm những sai lầm gây ảnh hưởng đến con cái của họ. Cha mẹ không phải lúc nào cũng tốt đẹp như họ nghĩ. Mọi người thường sẽ trả đũa một người nào đó làm phiền họ, ngay cả với chính con cái của họ, bởi vì nó xảy ra trong vô thức. Bạn có thể nghĩ rằng, “ồ điều này là không thể, tôi sẽ không bao giờ làm gì tổn thương đến con của tôi”, nhưng tất cả mọi người đều có tiềm thức về sự chuyên chế bắt nguồn từ bên trong họ và sự chuyên chế đó dường như được thể hiện để chống lại những người có ít sức mạnh hơn so với bạn, điển hình con của bạn. Vì vậy, đói, căng thẳng, mệt mỏi hoặc thậm chí là một ngày tồi tệ tại nơi làm việc là quá đủ để khiến bạn mất bình tĩnh và trở nên vô lý hơn với con cái của mình.
Jordan B. Peterson cũng nêu ra một số nguyên tắc về kỷ luật. Theo đó, cha mẹ nên hạn chế các quy tắc và sử dụng quyền lực ít nhất có thể để thực thi chúng. Họ cũng cần phải hiểu rằng họ nên nghiêm khắt, hằn học, kiêu ngạo, bực bội hoặc tức giận đến mức nào khi ở trước mặt con cái. Cha mẹ chính là một đại diện nhỏ cho thế giới thực, là những người sẽ dạy và chuẩn bị cho con cái của họ một xã hội đáng mơ ước cho thế giới bên ngoài.
Quy luật 6: Đặt ngôi nhà của bạn trong một trật tự hoàn hảo trước khi chỉ trích thế giới
Bất cứ nơi nào chúng ta nhìn thấy, ta đều thấy nhiều điều bất thường và có rất nhiều thứ để phàn nàn. Đúng là cuộc sống này thật bi thảm đối với hầu hết mọi người và chắc chắn chúng ta đều ít nhiều có ác cảm về nó. Tuy nhiên, nếu chúng ta sống với điều đó thì chẳng có lợi ích gì cả vì chúng ta sẽ ngày càng trở nên bực bội. Nguyền rủa và chỉ trích mọi lúc là điều vô nghĩa và chúng ta nên bắt đầu thực hiện những hành động có ý nghĩa hơn.
Trước hết, chúng ta phải sửa đổi bản thân. Luôn bận rộn chỉ trích xã hội mọi lúc khiến bạn bỏ bê bản thân và phớt lờ rằng bạn có thể giống với những gì bạn đang coi thường. Vì vậy, hãy chăm sóc bản thân trước, ngừng làm bất cứ điều gì bạn biết là sai, bắt đầu hành động và chỉ nói những điều khiến bạn tự hào. Bước đầu tiên là mang lại hòa bình cho gia đình bạn, sau đó bạn có thể chỉ trích chính quyền và cố gắng đóng góp để thay đổi xã hội mà bạn đang sống một cách tốt nhất.
Quy luật 7: Theo đuổi những điều ý nghĩa
Điều ý nghĩa là cách bạn bảo vệ bản thân khỏi mọi đau khổ mà cuộc sống đòi hỏi. Tất cả mọi người đều bị tổn thương về mặt cảm xúc bởi cuộc sống nên họ phải tìm một cái gì đó để làm cho nỗi đau ấy trở nên đáng giá. Theo Giáo sư Jordan B. Peterson, ý nghĩa giống như bản năng hoặc một dạng tầm nhìn cho phép bạn biết liệu bạn có đang ở đúng nơi hay không. Đúng nơi đúng chỗ là một nơi nào đó ở giữa hỗn loạn và trật tự. Giữ an toàn trong trật tự mọi lúc và chỉ đối mặt với những điều bạn hiểu sẽ khiến bạn không thể phát triển và trưởng thành hơn. Mặt khác, nếu bạn ở trong sự hỗn độn thì bạn sẽ bị lạc lối. Sự lựa chọn tốt nhất là rời khỏi điểm an toàn của bạn và cố gắng mạo hiểm cho bất cứ điều gì đó đáng giá nhưng đừng lạc mất quỹ đạo dẫn đến sự hỗn mang.
Khẩn trương là những gì người ta làm để thoát khỏi rắc rối ở đây và ngay lúc này, nhưng nhược điểm của việc này là họ hy sinh tương lai cho hiện tại. Điều đó có nghĩa là sự nhanh nhạy chỉ tốt cho việc tạm thời thoát khỏi các vấn đề của bạn. Để đối phó với điều này, hãy đặt ra mục tiêu cao nhất. Ngừng làm bất cứ điều gì sẽ giúp bạn tạm thời tránh được vấn đề của mình và cố gắng quan sát xung quanh. Hiểu những gì bạn có thể cải thiện và cải thiện chúng. Cuối cùng, bạn sẽ có được kiến thức và nhiều kinh nghiệm hơn nhưng hãy thận trọng để không rơi vào cái bẫy trở nên kiêu ngạo và giữ lại sự khiêm tốn.
Jordan Peterson cũng đề cập đến tầm quan trọng của việc nhận thức được những điểm yếu của chúng ta. Đó có thể là những lần phật ý được giấu kín, sự hèn nhát, hận thù và các nhược điểm khác. Hãy học cách khoan dung khi bạn buộc tội người khác vì tất cả chúng ta đều che giấu những cơn bốc đồng xấu xa.
Quy luật 8: Hãy nói sự thật – hoặc chí ít cũng đừng nói dối
Một trong những điều khó nhất đôi khi là nói ra sự thật. Sự thật có thể khắc nghiệt và cũng có những lúc khó chấp nhận được. Tuy nhiên, rất dễ dàng để chúng ta biết khi nào chúng ta nói dối. Do đó, khi chúng ta không biết sự thật hoặc chúng ta cảm thấy khó khăn để nói ra điều đó thì lựa chọn tốt nhất điều tiếp theo chúng ta có thể làm chỉ đơn giản là không nói dối. Theo Giáo sư Peterson, sự thật rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta vì nó gắn liền với những điều ý nghĩa. Chỉ có sự thật mới có thể đưa bạn ra khỏi rắc rối, đôi khi có thể không phải là ngay lập tức, nhưng về lâu dài, bạn sẽ được mọi người tin tưởng. Sẽ có lúc bạn không biết phải làm gì nhưng hãy luôn nhớ rằng: Bắt đầu bằng cách chỉ nói sự thật! Nó sẽ làm cho mọi việc trở nên dễ dàng hơn khi đối mặt với bất kỳ tình huống nào.
Mặt khác, nói dối sẽ khiến bạn yếu đuối. Hầu hết thời gian, ở khoảnh khắc bạn nói dối, bạn bắt đầu cảm thấy kỳ lạ, yếu đuối và bất an. Những người khác cũng có thể cảm nhận được nó và bắt đầu nghi ngờ bạn. Ngay cả khi họ tình cờ không thể chứng minh bạn sai, bạn vẫn không hài lòng vì bạn biết bạn nói dối và bạn giả tạo. Nói dối là sự đối lập của ý nghĩa và thực tế. Điều duy nhất bạn có thể đạt được bằng cách nói dối chỉ là giúp bạn thoát khỏi một tình huống nào đó, nhưng chỉ là tạm thời.
Quy luật 9: Tin rằng người mà bạn đang lắng nghe biết điều gì đó mà bạn không biết
Khi mọi người tranh luận về một vấn đề nào đó, họ thường rơi vào cái bẫy cố gắng giành chiến thắng trong cuộc tranh luận ấy và bỏ lỡ quan điểm thực sự của một cuộc trò chuyện tốt. Việc đi ra luôn khôn ngoan hơn khi bạn đã đi vào. Trước hết, chiến thắng một cuộc tranh cãi không đảm bảo cho việc suy nghĩ của bạn thông minh hơn. Nếu ngẫu nhiên bạn ăn nói trôi chảy hơn so với người đối thoại của bạn nghĩa là bạn đang tình cờ chống lại anh ta mặc dù anh ta có thể khôn ngoan hơn bạn, miễn là anh ấy không thể thoải mái bày tỏ quan điểm của mình, anh ấy không thể thắng cuộc bởi vì bạn không trao cho anh ấy một cơ may nào để chiến thắng. Và như đã đề cập trước đó: Vấn đề không phải là về chiến thắng.
Điều tốt nhất cần làm là tận dụng tốt những gì ai đó đang cố nói với bạn. Hãy cho anh ta một cơ hội để giải thích đầy đủ và giúp bạn hiểu chính xác những gì anh ấy đang nghĩ. Ai mà biết được cuối cùng bạn có thể nhận ra rằng những ý tưởng hoặc đề xuất của anh ấy tốt hơn một số ý tưởng của bạn và ngăn bạn đối mặt với các vấn đề trong tương lai. Giáo sư Peterson thậm chí còn nói rằng hãy lắng nghe kẻ thù của bạn. Chắc chắn, họ sẽ nói dối về bạn, nhưng cũng chắc chắn rằng họ sẽ thẳng thắn về những điều mà bạn bè của bạn có thể không nhìn thấy hoặc không muốn nhắc đến. Hãy học cách “tách lúa mì ra khỏi vỏ trấu”.
Quy luật 10: Chính xác trong từng lời nói
Theo Jordan Peterson, có một mối liên hệ không vẹn toàn giữa giao tiếp và hiện thực. Ngôn ngữ lấy đi những điều bí ẩn từ sự hỗn mang và đặt cho nó một cái tên biến nó thành một vật. Một khi vật đó được gắn với một cái tên thì bạn có thể kiểm soát nó. Ví dụ đơn giản sẽ là cảm giác của xúc giác. Hãy tưởng tượng rằng bạn nhìn thấy một cái chậu trước mặt mình trong lần đầu tiên. Bạn sẽ không biết được có chuyện gì không ổn đã xảy ra với nó. Một khi chạm vào nó, bạn cảm thấy nó quá nóng để cầm trong thời gian dài. Vì vậy, bạn đặt cho nó một cái “tên” khác, một nồi lẩu. Bây giờ bạn có thể làm vài điều gì đó với nó và sử dụng một đôi găng tay cách nhiệt để thực hiện công việc của bạn.
Mặt khác, một thứ không thể đặt tên mới đáng sợ, ít nhất là nhiều hơn so thứ có thể đặt tên. Lấy một ví dụ, tất cả ác nhân trong phim “The Ring” đều không được mô tả hay được gọi bằng bất cứ cái tên nào. Nói một cách khách quan, trong bộ phim này, những cảnh đáng sợ rất ít so với các phim kinh dị khác. Tất cả về việc không thể gọi tên. Nếu bạn không thể đặt tên cho một cái gì đó thì điều đó càng làm cho nó đáng sợ hơn với bạn. Nó cũng khiến bạn cảm thấy yếu đuối hơn nếu bạn không thực sự biết được đó là thứ gì.
Theo Peterson, đó là lý do tại sao một lời nói đúng là điều quan trọng: “Tôi có thể mang mọi thứ ra khỏi vương quốc không thể diễn đạt bằng ngôn từ. Từ ngữ không được đánh giá thấp vì chúng có một sức mạnh sáng tạo. Đừng tạo ra thêm sự ngu dốt bằng những lời nói mơ hồ.”
Quy luật 11: Đừng làm phiền con bạn khi chúng đang trượt ván
Đây là một quy tắc cơ bản về nam tính. Giáo sư Jordan Peterson nói với chúng ta rằng khi trẻ em làm những thứ điên rồ trên ván trượt và tay vịn, chúng ta nên kệ chúng. Tất nhiên, điều này có thể gây nguy hiểm nhưng nó rất quan trọng để trẻ phát triển tính nam mạnh mẽ, năng lực và đối mặt với hiểm nguy. Thông thường, nhiều hành vi nổi loạn ở trường học thường được gọi là “nam tính độc hại” (toxic masculinity), nhưng Peterson tin rằng những lợi ích này lớn hơn so với những tình huống chưa chắc có khả năng xảy ra.
Khi con người không bị quấy rầy và được khyến khích, họ lại thích một cuộc sống ẩn chứa nhiều hiểm nguy hơn là cuộc sống bình thường. Bằng cách sống này, họ có thể tự tin vào kinh nghiệm của mình và việc đối mặt với sự hỗn loạn giúp họ trưởng thành. Họ đã làm vậy vì lí do đó, để tận hưởng rủi ro mà mình mong muốn (một vài người trong số họ nhiều hơn những người khác). Bên cạnh đó, họ sẽ vấp ngã khi gặp phải điều gì đó nguy hiểm hoặc những điều không mong đợi bất ngờ ập đến. Thỉnh thoảng, điều này chắc chắn sẽ xảy ra.
Quy luật 12: Âu yếm một chú mèo khi bạn bắt gặp chú trên đường
Quy tắc cuối cùng này chủ yếu là tự truyện và Peterson muốn cho chúng ta biết về bi kịch và nỗi đau. Khi những điều bi thảm đang ở trước mặt chúng ta và chúng ta bất lực, chúng ta phải giữ đôi mắt luôn mở cho những điều nhỏ bé khiến cuộc sống trở nên đáng giá. Tiêu đề của chương này được lấy cảm hứng từ kinh nghiệm của tác giả về việc quan sát một con mèo địa phương đi lạc và xem cách nó thích nghi với xung quanh trong một môi trường khắc nghiệt như thế nào.
Khi bạn cảm thấy rằng cuộc sống của bạn bị vặn vẹo, có một cách để làm cho nó trở nên dễ dàng hơn để nắm lấy nó cho đến khi đặt nó trở lại trên đôi chân của bạn. Đó là rút ngắn chân trời tạm thời của bạn. Ngừng suy nghĩ về những gì sắp xảy ra trong những tháng tới. Hãy suy nghĩ về những gì và làm thế nào bạn có thể cải thiện ngày hôm nay hoặc có thể chỉ trong những giờ tiếp theo. Thu nhỏ khung thời gian cho đến khi cuối cùng bạn có thể xử lý phần còn lại của nó và đây là cách bạn điều chỉnh để tàn phá. Nó rất quan trọng để không bỏ cuộc. Ngay cả trong những tình huống tồi tệ nhất, ngay cả khi bạn ở một nơi mà bạn không thích, hãy luôn cố gắng tìm kiếm những gì có ý nghĩa và đáng giá.
– Theo