Người có năng lực có thể tung hoành bốn phương!

Tôi có một người bạn, vào năm 22 tuổi tốt nghiệp loại giỏi, nhưng trong khi các bạn đồng trang lứa đang cố gắng tìm kiếm một công ty phù hợp để lấy kinh nghiệm và kiếm tiền, cô ấy chẳng làm gì cả, chỉ ở nhà “chờ thời”.
 
Mỗi lần gặp cô ấy, tôi đều cảm nhận được một nguồn năng lực tiêu cực khiến cả người tôi rất khó chịu. Những câu nói của cô ấy đều chứa đựng sự so sánh với người khác, ganh ghét và đố kỵ khi thấy họ có lương cao, nhưng bản thân lại chẳng dám bước ra khỏi vùng an toàn của mình.
 
Cô ấy cho rằng, làm những công ty tầm thường thì không xứng với năng lực cô ấy, nhưng nộp CV vào những công ty đứng top thì chờ mãi vẫn chẳng nhận được hồi âm.
 
Năm 25 tuổi, cô ấy bắt đầu đổi tư tưởng, đầu tư toàn phần cho ngoại hình của mình. Cô ấy nói với tôi:
 
“Thế giới này là thế giới xem mặt mà đánh giá. Có sắc đẹp sẽ dễ xin được việc xịn sò, lương cao hơn.”
 
Tôi cười:
 
“Cuộc sống làm gì có chuyện dễ dàng đến thế. Đến 30 tuổi mà không có năng lực thực tế thì đẹp cỡ nào cũng vô dụng.”
 
Câu chuyện kết thúc tại đây giống như mối quan hệ bạn bè giữa tôi và cô ấy.
 
Sau này, nghe bạn bè kể lại cô ấy sống rất không tốt, bởi vì thói đua đòi mà lúc nào cũng mượn tiền ba mẹ tiêu xài, phẫu thuật thẩm mỹ. Nhưng những hóa chất và các vết dao mổ càng nhiều càng hại cơ thể khiến sức khỏe cô ấy ngày càng kém. Ba mẹ cô ấy phải cầm cố đất để lo cho cô ấy…
 
Vẻ bề ngoài thực sự quan trọng đến thế sao?
 
Quan trọng! Nhưng là khi bạn biết tận dụng nó đúng cách, chứ không phải lạm dụng nó.
 
Sau 30 tuổi, vẻ ngoài cũng chỉ như một lon nước trong tủ lạnh, dù bạn có bảo quản tốt đến đâu đi nữa cũng sẽ có ngày hết hạn sử dụng. Nếu bạn không biết tận dụng khi còn trẻ để cố gắng học hỏi và nỗ lực, vậy khi bạn đến tuổi trung niên, cơ hội không có, tuổi trẻ không có, năng lực cũng bằng không!
 
Chẳng ai muốn tuyển dụng một người “hết thời”, không năng lực, chỉ được có cái mã bề ngoài cả.
 
Nữ diễn viên chính xuất sắc tại Busan từng là một người mù Tiếng Anh, nhưng trong bài phát biểu của mình, cô ấy lại có thể nói trôi chảy suốt quá trình.
 
Khi được phỏng vấn, cô ấy đã giải đáp thắc mắc của mọi người rằng bản thân đã tận dụng từng giờ rảnh rỗi mỗi ngày để cải thiện trình độ tiếng Anh của mình.
 
Bởi vì biết được nhược điểm của bản thân, nên mới cố gắng khắc phục nó. Bởi vì biết được bản thân còn nhiều thiếu sót, nên mới càng phải ra sức phấn đấu nhiều hơn người khác.
 
Nếu bạn cảm thấy bản thân đã nỗ lực đủ nhiều, nhưng vẫn chưa thu về thành quả. Vậy chứng tỏ thực tế bạn nỗ lực chưa đủ!
 
Người nỗ lực chân chính trước giờ chưa bao giờ kể lể cho người khác biết, họ sống thực tế, họ cũng có ý chí kiên cường, họ biết họ cần làm gì, cần nỗ lực chứ không phải “bán than”.
 
Mọi cố gắng đều không bao giờ uổng phí, chỉ có lòng nghi ngờ nỗ lực mới đáng tiếc. Bởi vì khi bạn nghi ngờ ý nghĩa của sự nỗ lực, cũng đồng nghĩa với việc bạn đang nghi ngờ chính mình. Và từ đó, dù có nỗ lực thêm cũng chỉ là những hành động đối phó, không có sự tin cậy, cũng không có sự tập trung toàn phần.
 
Người trí luôn im lặng mà cố gắng, kẻ dại luôn rêu rao thành quả.
 
Chỉ đạt được chút thành tựu đã khoe khoang khắp nơi là không nên, nó sẽ khiến chúng ta trở nên kiêu căng, tự phụ.
 
Thời còn đi học, trường tôi sau khi trải qua 3 kì thi sàng lọc khắc khe thì chỉ còn mình tôi và một bạn lớp kế bên đậu vào đội tuyển đi thi học sinh giỏi Hóa.
 
Mới ngày đầu đi học, tôi đã bị cô lớp hóa kế bên mắng là “Thùng rỗng kêu to” dù bản thân tôi nhờ thực lực mới được chọn vào lớp tuyển này.
 
Tôi có chút buồn, cũng có chút khó hiểu vì không biết thành kiến của cô giáo đối với tôi lớn thế là do đâu? Mãi sau này tôi mới nhận ra, là do gương mặt tôi lúc xưa thật sự rất khờ khạo, tạo cho người khác cảm giác “Ngu”.
Lúc đó, tôi cũng từng nghĩ trong đầu: “Sau này tôi nhất định phải học thật giỏi, diện đồ đẹp, ăn mặc sang trọng về khoe với cô giáo, để cô ấy nhìn tôi bằng đôi mắt khác!”
 
Nghĩ như vậy, tôi cố gắng học tập, kết quả thi cũng tốt vượt xa mong đợi, cô giáo bắt đầu quý tôi và còn tặng cả quà lưu niệm khi tôi tốt nghiệp.
 
Đến lớn khi bước chân vào xã hội, nhớ lại chuyện ấy tôi lại thấy tức cười vì sự trẻ con của mình. Người khác nghĩ gì là chuyện của người khác, bản thân có năng lực hay không là chuyện của mình!
Nếu muốn sống tốt cuộc đời chính mình, vậy đừng quá quan tâm đến lời người khác.
 
Đối với tôi, ngoại hình là một người “trợ lý” tốt, nhưng “giám đốc” thực sự vẫn là năng lực. Người có năng lực có thể tung hoành bốn phương!
 
– Theo Cẩm Thi –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *