Nghệ thuật ăn nói là một khía cạnh vô cùng cần thiết

Trước khi nói, hãy đặt mình vào vị trí của người nghe mà tư duy một chút, rồi hãy sử dụng phương thức thích hợp để giao lưu, trao đổi với người ta.
 
Ở nơi làm việc, nhất định sẽ gặp những khi quan điểm bất đồng, lúc này tuyệt đối đừng tranh cãi với người ta, bởi lẽ làm vậy cũng không giải quyết được vấn đề, lại còn làm rạn nứt mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau.
 
Chúng ta có thể nhận ra được một quy luật rằng, ở nơi làm việc, những người được nhiều người yêu mến sẽ luôn biết đứng từ lập trường của đối phương để suy nghĩ vấn đề, họ sẽ không cố chấp, bảo thủ với ý kiến của mình tới cùng.
 
A và B cùng vào công ty một lúc. A tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, B chỉ tốt nghiệp ở một ngôi trường bình thường. A là người có chính kiến tư duy của bản thân, người khác góp ý, cậu ấy không để tâm, cho rằng những gợi ý đó quá cũ, không hợp thời. Khi giao lưu thảo luận, cậu ấy thường phản bác lại những quan điểm trái chiều với mình. B thì lại hay khiêm tốn học hỏi từ những nhân viên cốt cán trong công ty, lắng nghe ý kiến của người khác, rồi thảo luận đi sâu vào ý tưởng đó, thông qua lắng nghe quan điểm của người khác, B. có nhiều góc độ và cách nhìn nhận vấn đề hơn. Lâu dần, B không chỉ được nhiều người quý mến, mà mọi phương diện trong công việc cũng vượt trội hơn A.
 
Bạn muốn làm A hay B?
 
Học cách đổi lập trường suy nghĩ, năng lắng nghe những ý kiến khác nhau, không những cho thấy EQ của bản thân, mà nó còn giúp hóa giải mâu thuẫn và giải quyết vấn đề.
 
Lời nên nói thì nói cho rõ ràng rành mạch, đến nơi đến chốn; điều không nên nói thì phải biết lúc nào nên dừng, và hãy chú ý tới những điều cấm kị sau:
 
Bớt nói đùa lại
 
Những câu nói đùa vô ý của bạn, cũng có thể làm tổn thương tới người khác, hoặc thậm chí dẫn tới xung đột, xích mích nếu đó là người nhỏ nhen.
 
Bớt nhiều lời lại
 
Đừng bao giờ tiết lộ cái mà mình cho là “bí mật” ra bên ngoài, chừa cho mình và người một đường lui.
 
Bớt nói lời ác ý lại
 
Đừng để những lời nói ác ý làm tổn thương tới người khác, tổn thương do lời nói là thứ khó chữa lành nhất.
 
Bớt nói lời gièm pha, bịa đặt lại
 
Đừng nói xấu sau lưng người khác, cứ người nọ nói xấu sau lưng người kia, thiên hạ khó mà thái bình.
 
Bớt mấy lời quở trách, vạch mặt lại
 
Đừng đánh vào khuyết điểm của người khác, cũng đừng tùy tiện vạch vết thương của người ta ra. Vạch vết thương của người ta ra, người ta đau, mình cũng là tự hại mình.
 
Bớt mấy lời nịnh hót lại
 
Đừng suốt ngày nịnh hót người khác, đó chỉ đơn giản là biểu hiện của một nhân phẩm tự ti mà thôi.
 
Sự khôn ngoan trong cách ăn nói là liều thuốc tốt giúp ích cho môi trường làm việc, và về lâu dài, nghệ thuật ăn nói là một khía cạnh vô cùng cần thiết.
 
Nhưng thứ quan trọng hơn vẫn là hành động tiếp theo, hành động là thứ ngôn ngữ thuyết phục nhất. Hãy trở thành một người nhất quán trong lời nói và việc làm, làm được điều này, tôi tin rằng bạn sẽ trở thành một cao thủ nơi công sở!
 
– Theo Thiên Vy –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *