Một thói quen tốt quan trọng đến nhường nào?
Tôi từng đọc qua được một số liệu như này: Dân tộc có số lượng sách đọc hàng năm nhiều nhất trên thế giới thuộc về người Do Thái, trung bình mỗi người mỗi năm đọc khoảng 64 cuốn sách.
Kể từ khi giải Nobel được thành lập, người Do Thái chiếm 20% giải Hóa học, 25% giải Vật lý, 27% giải Sinh lý và Y học, 41% giải Kinh tế và 12% giải Văn học, hơn 1/3 giải Pulitzer và 1/3 giải Oscar.
Nếu bạn kiên trì những thói quen tốt, bạn sẽ có được một cuộc sống rực rỡ.
Cuộc đời của bạn, được định hình bởi mỗi một thói quen.
Thói quen ăn uống liên quan đến sức khỏe thể chất; thói quen hành vi ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cá nhân; thói quen học tập quyết định trình độ kiến thức; thói quen suy nghĩ hạn chế không gian phát triển…
Tác gia người Mỹ, Og Mandino từng nói: “Thói quen tốt là chìa khóa của thành công, thói quen xấu là cánh cửa dẫn đến thất bại”.
Nếu bạn muốn kiểm soát cuộc sống của mình, bạn phải kiểm soát những thói quen của mình.
Hou Xuerong, 74 tuổi đến từ Hà Nam, là một vận động viên thể thao nổi tiếng của địa phương, ông đã chạy 192 lần marathon trong 14 năm. Trung bình một ngày ông chạy 15 km, quãng đường chạy dài nhất của ông là 168 km.
Ông Hou sinh năm 1947. Khi còn trẻ, ông làm bộ đội và thợ máy, năm 1979, ông bắt đầu chạy đường dài.
Năm 2007, ông chính thức nghỉ hưu và đăng ký tham gia một cuộc thi marathon tại địa phương, cảm giác phấn khích sau cuộc đua khiến ông không thể nào quên.
Kể từ đó, ông Hou bắt đầu tham gia nhiều giải marathon khác nhau, Bắc Kinh, Trường Xuân, Thanh Đảo, Thượng Hải, Lan Châu… tất cả nơi đó đều lưu lại dấu chân của ông. Ông luôn không ngừng thử thách bản thân, thậm chí còn chạy “tới” cả cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng và hoàn thành xuất sắc cuộc thi bán marathon Lhasa quốc tế năm 2010.
Nói về trải nghiệm của bản thân, ông cho biết: “Cuộc sống là một cuộc đua marathon. Thông qua việc chạy marathon trong nhiều năm, tôi có được một cơ thể khỏe mạnh và tăng thêm niềm vui trong cuộc sống. Trải qua nhiều lần chạy ở nhiều thành phố khác nhau, tôi được tận hưởng vẻ đẹp tuyệt vời của núi non sông nước, cảm nhận sự phát triển và đổi thay của quê hương.
Tôi cho rằng chỉ cần có mục tiêu trong cuộc sống thì không có khó khăn nào là không thể vượt qua!”
Thói quen chạy bền bỉ liên tục đã cho phép ông Hou đánh bại tuổi tác của mình, sống một cuộc sống khỏe mạnh và đầy niềm vui dù đã ở vào nửa sau của cuộc đời.
0.99^(365) = 0.025; 1.01^(365) = 37.78.
Khác biệt dù chỉ rất nhỏ, nhưng sau một năm kiên trì sẽ tạo ra những thay đổi rất lớn.
Tuy nhiên, hai chữ “kiên trì” ấy lại làm khó rất nhiều người.
Những cảnh này có quen không?
Thề lên thề xuống sẽ dậy sớm, kiên trì được hai ngày, sau đó không muốn rời khỏi chăn.
Quyết tâm học hành nghiêm túc, mở mở lật lật được 2 trang, lúc sau lại lướt điện thoại.
Một năm bốn mùa mùa nào cũng quyết tâm giảm cân, nhưng cứ nhìn thấy đồ ăn ngon là ý chí biến mất.
“Thôi, mai rồi bắt đầu”, cứ như vậy, không biết bao nhiêu cái ngày mai trôi qua, người xung quanh ngày một ưu tú, bản thân thì vừa ngưỡng mộ vừa hối hận, nhưng được mấy ngày lại đâu vào đấy.
Có thể bạn cũng đã từng tự hỏi mình, những thói quen này rõ ràng không khó nhưng tại sao bạn lại không làm được hoặc không kiên trì được?
Trong tâm lý học có hai khái niệm là “thỏa mãn tức thì” và “thỏa mãn trì hoãn”.
Thỏa mãn tức thì là nhanh chóng thỏa mãn những ham muốn của một người, chẳng hạn như ăn ngay khi đói và đi ngủ khi buồn ngủ.
Ngược lại, sự thỏa mãn trì hoãn đề cập đến khuynh hướng lựa chọn sẵn sàng từ bỏ sự thỏa mãn tức thì để có kết quả lâu dài có giá trị hơn, và khả năng kiểm soát bản thân trong khoảng thời gian chờ đợi đó.
Bạn sẽ thấy rằng hầu hết các thói quen tốt đều đòi hỏi sự thỏa mãn trì hoãn.
Đọc sách, tập thể dục và ăn uống lành mạnh đều cần nhiều thời gian và năng lượng để thấy được kết quả.
Ngược lại, hầu hết các thói quen xấu, chẳng hạn như chơi game hay ăn quá nhiều, có thể mang lại cảm giác thỏa mãn lớn trong một khoảng thời gian ngắn.
Theo quan điểm sinh học, bản chất con người thiên về sự thỏa mãn tức thì.
Dopamine do não tiết ra là cơ chế khen thưởng cho hạnh phúc. Khi ham muốn của chúng ta được thỏa mãn và chúng ta cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ, dopamine sẽ được tiết ra với số lượng lớn, làm tăng gấp đôi hạnh phúc.
Sự thỏa mãn bị trì hoãn đòi hỏi một thời gian chờ đợi lâu dài, nó khiến nhiều người không nhận được hạnh phúc trong ngắn hạn, vì vậy họ từ bỏ.
Còn có những người lại mong muốn thành công và đạt được lợi nhuận nhanh chóng, họ đẩy bản thân đến giới hạn, vì vậy động lực của họ cũng nhanh chóng bị cạn kiệt.
Đây là lý do tại sao những thói quen tốt luôn khó phát triển và luôn khiến mọi người cảm thấy khó khăn và vất vả.
Có người từng nói rằng: “Con người chúng ta từng có hai loại người, kiểu thứ nhất là kiểu nay anh ta đói, anh ta sẽ lập tức đưa tay ra hái lấy quả ngọt, anh ta sẽ vui vẻ ngay tại thời điểm đó, đó gọi là thỏa mãn tức thì. Nhưng loại người này đã bị đào thải rồi, những người sống sót là những người không vui vẻ như chúng ta, những người đã kìm nén mong muốn của mình, chúng ta trồng vào mùa xuân rồi đợi mất vài tháng để ăn vào mùa thu, cái đó gọi là thỏa mãn trì hoãn.”
Cuộc sống là một cuộc đua đường dài, và chỉ những ai thực sự biết cách trì hoãn sự hài lòng mới là người chiến thắng cuối cùng.
Rất nhiều người trong chúng ta, rõ ràng biết là phải trì hoãn sự thỏa mãn của mình, nhưng lại chẳng thể kiên trì và kiểm soát được bản thân.
Tôi muốn giảm 20 cân;
Tôi muốn đọc xong 10 cuốn sách;
Tôi muốn tập cơ bụng 6 múi…
Mục tiêu khó đạt được trong thời gian ngắn như vậy, nhụt chí trong khoảng thời gian thực hiện là điều khó tránh khỏi.
James Clear, chuyên gia nghiên cứu thói quen nổi tiếng người Mỹ nhấn mạnh, một trong những nguyên nhân chính khiến thói quen khó thay đổi là do nhiều người đã áp dụng sai phương pháp.
Anh là người sáng lập “Học viện thói quen” và đã đào tạo các nhà lãnh đạo, quản lý, huấn luyện viên và nhân viên từ nhiều công ty trong danh sách Fortune 500 và các công ty khởi nghiệp đang phát triển, giúp hơn 10.000 người thay đổi bản thân.
Trong cuốn sách của mình mang tên “Atomic Habits: An Easy & Proven Way to Build Good Habits & Break Bad Ones” của mình, James chỉ ra rằng: Khi bắt đầu thay đổi, cách đúng đắn là trau dồi thói quen của bản thân, thay vì tập trung vào mục tiêu bạn muốn đạt được.
Đằng sau mỗi hệ thống hành động là một tập hợp các hệ thống niềm tin, và những hành vi không phù hợp với hệ thống niềm tin đó sẽ không thể tồn tại lâu dài. Chỉ bằng cách thay đổi nhận dạng của tiềm thức thì hành vi mới thực sự thay đổi.
Ví dụ, bỏ thuốc không phải là hút ít thuốc hơn, mà là để trở thành một người khỏe mạnh; giảm cân không phải là để giảm bao nhiêu cân, mà để trở thành một người nhẹ nhàng và khỏe mạnh hơn…
Sau khi thay đổi suy nghĩ, bạn sẽ không còn lo lắng và cáu kỉnh vì không đạt được mục tiêu, mà tập trung vào việc tiến gần hơn đến những gì bạn mong đợi.
James tin rằng việc nuôi dưỡng thói quen bao gồm bốn bước: nhắc nhở, khát khao, phản ứng và phần thưởng.
Lời nhắc kích hoạt cảm giác khát khao, sự khát khao đó kích thích phản ứng và phản hồi cung cấp phần thưởng cho việc thỏa mãn khát khao. Lặp lại chu trình hoàn chỉnh này dần dần sẽ phát triển nên được các hành vi tự nhiên.
Hãy tưởng tượng một chút, bạn về nhà vào ban đêm, mở cửa, môi trường tối tăm đưa ra một lời nhắc nhở, bạn khao khát ánh sáng, vì vậy bạn đưa ra phản ứng, chạm vào công tắc, đèn bật, bạn nhận được ánh sáng bạn muốn, vì vậy bạn vô thức hình thành thói quen bật đèn sau khi vào cửa.
Thực tế, việc hình thành thói quen không khó và phức tạp như bạn tưởng tượng.
Bacon từng nói: “Thói quen là một sức mạnh ngoan cường và khổng lồ, nó có thể thống trị cuộc sống”.
Việc trau dồi những thói quen tốt đòi hỏi sự kiên nhẫn, niềm tin cũng như những phương pháp khoa học.
Thay đổi không phải là một cuộc đấu tranh của bản thân, trái lại, nó là một trải nghiệm hài lòng trong quá trình trưởng thành.
– Theo