Muốn chế ngự bản chất con người, tự giác kỳ luật là điều không thể thiếu

Nhà văn Nhật Bản Atsushi Nakajima đã nói: “Mỗi một cá nhân đều là một người huấn luyện thú, và con thú ấy, chính là bản tính của mỗi người.”
 
Muốn chế ngự được bản chất của con người, tự giác kỳ luật là điều không thể thiếu.
 
Không biết từ bao giờ, nhắc tới kỷ luật tự giác, phản ứng đầu tiên của rất nhiều người chính là “dậy sớm”, “giảm cân”, “chạy bộ”.
 
Trông thấy có bạn học dậy sớm liền quyết tâm cũng dậy sớm, tới được thư viện lúc sáng sớm thì lại gục xuống bàn ngủ.
 
Thấy người bên cạnh liên tục nói phải “giảm cân” cũng kích động làm một chiếc thẻ tập gym, mua đủ các thể loại trang thiết bị, kết quả chưa tới một tuần, tất cả đều vứt xó.
 
Thấy trang cá nhân của bạn bè đăng ảnh dậy sớm chạy bộ, chiều đi chạy bộ, cũng lên tinh thần mua quần áo thể thao, quyết tâm chạy bộ thể dục thể thao… cuối cùng chạy chưa được hai cây than thở mệt rồi dừng…
 
Rất nhiều người không bao giờ dừng lại suy nghĩ xem những hành động ấy là sự thao túng bởi những âm thanh bên ngoài hay là sự thay đổi mà bản thân chủ động muốn.
 
Tự giác kỷ luật thực sự không phải là hành động xảy đến vì phong trào, vì mọi người đều làm vậy, vì truyền thông đều tung hô như vậy, mà là sự theo sát mục tiêu của bản thân, theo đuổi một cách có mục tiêu, từ bỏ một cách có mục tiêu.
 
Quá trình này chắc chắn là một quá trình dài, nhưng cũng chính vì dài mà sự kỷ luật tự giác mới càng đáng quý.
 
Xuất phát điểm của tự giác kỷ luật luôn luôn là chính bản thân.
 
Khi chúng ta bỏ ngoài tai những âm thanh tới từ thế giới bên ngoài, chỉ đơn giản muốn bản thân trở nên tốt hơn, mạnh mẽ hơn, tự giác kỷ luật mới có thể phát huy được tác dụng tích cực của nó.
 
Immanuel Kant từng nói: “Nếu chúng ta giống như động vật, nghe theo dục vọng, trốn tránh đau khổ, chúng ta không phải đang đưa ra lựa chọn, chúng ta đang phục tùng.”
 
– Theo Thiên Vy –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *