Trên thế gian, việc nói năng khéo léo vốn không phải là vấn đề gì quá cao siêu, chỉ bởi vì những người không biết cách giao tiếp quá nhiều, khiến người khác cảm thấy tức tối mà bản thân lại không hề hay biết, vậy nên mới cần chúng ta chú trọng việc học nói lời hay ý đẹp. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể nói được lời hay ý đẹp đây? Câu trả lời sẽ nằm trong cuốn sách Mỗi Câu Nói Đều Là Trò Chơi Quyền Lực.
VẤN ĐỀ CẤP THIẾT: CẦN PHẢI “NÓI LỜI HAY, NHẢ Ý ĐẸP” NHƯ THẾ NÀO TRONG THỜI ĐẠI NÀY?
Từ trước đến nay, chúng ta luôn được giáo dục bằng phương thức “nghe”, nhưng lại bị kiểm tra đánh giá bằng phương thức “nói”, điều này thực sự rất đáng ngại. Tất cả những điều mà chúng ta học được đều dùng việc biểu đạt làm kim chỉ nam, người khác nhận xét chúng ta dường như cũng đều dựa trên tiêu chí biểu đạt, thế nhưng kĩ năng nói chuyện – có thể coi là phương thức biểu đạt trực tiếp nhất – từ trước đến giờ lại luôn bị gạt sang một bên. Điều này cũng thật là đáng ngại.
Có sự tồn tại của “đáng ngại” thì tất nhiên cũng có sự tồn tại của “cơ hội”. Hơn nữa, trong tất cả những nhân tố mà thành công yêu cầu, điều mà chúng ta có khả năng kiểm soát nhất lại chính là kĩ năng nói chuyện này. Coi nói chuyện là xuất phát điểm, chúng ta có thể mở ra cho cuộc sống của mình một thế giới mới rộng lớn mênh mông. Chính bản thân bạn sẽ chứng minh cho điều này.
Vấn đề đặt ra là phải học “Nói lời hay, nhả ý đẹp” như thế nào đây? Phương pháp giáo dục truyền thống dạy rằng chúng ta chỉ cần “làm người tốt” rồi lẽ tự nhiên sẽ trở thành người biết nói chuyện khéo léo. Cách nghĩ này rất hay, tuy nhiên chúng ta không thể chỉ dựa vào sự hòa nhã và thiện ý là chắc chắn sẽ thực hiện được những yêu cầu mà xã hội hiện đại đặt ra cho chúng ta. Trước những mối quan hệ giao tiếp phức tạp, sức cạnh tranh cao giữa con người với con người, hay là trong môi trường học tập và làm việc với tiết tấu cực nhanh, tất cả bắt buộc chúng ta phải có trí tuệ hơn, có nhuệ khí hơn, tăng cường thủ thuật nói chuyện mang tính thao tác và tính khoa học hơn.
Chính vì vậy, phương pháp mà cuốn sách Mỗi Câu Nói Đều Là Trò Chơi Quyền Lực muốn truyền thụ bạn chính là: học từ những lỗi sai, học với tâm thái phân tích, học bằng một trí tuệ linh hoạt.
GIẢI PHÁP NẰM TRONG CUỐN SÁCH: KĨ NĂNG GIAO TIẾP NĂM CHIỀU
“Nói chuyện” chính là biểu hiện tập trung nhất của các tố chất tổng hợp trong mỗi người. Thế nhưng chỉ nói đến “tổng hợp” chung chung thì chưa đủ để cho thấy vì sao nói chuyện lại có vấn đề, cũng như cụ thể phải bắt đầu từ phương diện nào để nâng cao khả năng nói chuyện. Trên thực tế, cũng giống như màu sắc dựa trên ba màu cơ bản là có thể tạo ra muôn màu muôn vẻ, nghệ thuật giao tiếp cũng được cấu thành từ năm nhân tố. Dựa trên từng mối quan hệ quyền lực không giống nhau mà ở trên chúng ta đã đưa ra, giao tiếp có thể được chia thành trò chuyện, thuyết phục, đàm phán, diễn thuyết và biện luận. Hiểu về những mối quan hệ và sự chuyển biến lẫn nhau giữa chúng, khiến chúng có thể thiên biến vạn hóa cùng nhau phát huy tác dụng là chúng ta có thể nói lời hay ý đẹp ở bất cứ hoàn cảnh nào.
Chính vì vậy, chúng tôi xoay quanh trọng tâm là quyền ngôn ngữ để phân chia kĩ thuật nói chuyện thành năm phương diện, đó là trò chuyện thông thường, thuyết phục, đàm phán, diễn thuyết và biện luận. Tất cả năm yếu tố đó kết hợp với nhau mới thể hiện được sự kì diệu và tinh vi của ngôn ngữ. Giữa năm yếu tố đó có sự khác nhau nhưng lại có xu hướng chuyển đổi được cho nhau. Do đó có thể nói, đây là một hệ thống luyện tập ngôn ngữ một cách toàn diện.
Cuốn sách Mỗi Câu Nói Đều Là Trò Chơi Quyền Lực xoay quanh trọng tâm là quyền lực của ngôn ngữ để phân chia kĩ thuật nói chuyện thành năm phương diện: trò chuyện, thuyết phục, đàm phán, diễn thuyết và biện luận. Giữa năm yếu tố đó có sự khác nhau nhưng lại có xu hướng chuyển đổi được cho nhau. Những yếu tố này kết hợp với nhau mới thể hiện được sự kì diệu và tinh vi của ngôn ngữ. Do đó có thể nói, đây là một hệ thống luyện tập ngôn ngữ rất toàn diện. Cuốn sách cũng là một sân khấu thích hợp để bạn nhận ra vấn đề của mình từ chính lỗi sai của người khác, giúp bạn trở thành người khiêm tốn nhưng đầy tự tin, hùng hồn biện luận nhưng không để lộ điểm yếu, tỏa sáng rực rỡ mà vẫn sắc bén linh hoạt, biến bạn từ một người thông minh vặt trong đám đông trở thành “người sáng suốt” biết tiến biết lùi.
Không biết nói chuyện là một vấn đề vô cùng lớn, không nhận ra bản thân không biết nói chuyện lại là một vấn đề lớn hơn nữa. Đừng để bản thân bị tụt lùi trong xã hội chỉ bởi thiếu đi kỹ năng giao tiếp. Hi vọng, bạn sẽ tìm được một phương pháp phù hợp cho bản thân thông qua cuốn sách Mỗi Câu Nói Đều Là Trò Chơi Quyền Lực.