01. Tại sao chúng ta cần thời gian rảnh?
Trong vài năm qua, Lan ngày càng tràn ngập công việc, cô bận tối mặt, tối mày. Có quá nhiều cuộc họp trong công ty, quá nhiều dự án cần phải được thực hiện, phối hợp và quá nhiều mối quan hệ cá nhân cần được giải quyết và duy trì.
Trong trường hợp này, đâu là những suy nghĩ và lấy năng lượng từ đâu để suy nghĩ lâu dài và tích lũy nhiều hơn? Mặc dù Lan đã học cách tận dụng 5-10 phút rảnh rỗi, nhưng khoảng thời gian đó chỉ đủ cho cô ăn một món thức ăn nhanh mà thôi. Vào thời điểm đó, vì Lan không đảm nhận quá nhiều trách nhiệm, nên quỹ thời gian của cô khá thoải mái, cô có thể là người nghiệp dư trong một vài công việc nào đó. Cô đã sử dụng những giờ này để lên kế hoạch đọc nhiều sách, xem phim, tập thể dục thường xuyên, tham gia các lớp đào tạo và các kỹ năng mới. Tất cả những điều này đã giúp cô ấy tạo ra một bước đột phá rất lớn trong công việc của mình trong hai hoặc ba năm. Một lần nữa, tất cả những điều mà cô đã làm trong thời gian rảnh đã giúp cô viết rất nhiều bài báo hiện tại.
Vâng, hầu hết các bài báo cô đã viết cho đến nay gần như là sản phẩm của kinh nghiệm, quan sát, đọc và suy ngẫm trong những năm làm việc. Nhưng dạo gần đây, chất lượng công việc của cô rất thấp. Bởi vì cô giờ đây đã không có thời gian để đọc và suy nghĩ, không có thời gian để tóm tắt và sắp xếp.
Thời gian rảnh không chỉ có nghĩa là nghỉ ngơi và giải trí mà còn là sự điều chỉnh bản thân sao cho phù hợp.
02. Khủng khiếp hơn nghèo đói đó là vừa nghèo và vừa bận rộn
Các đài truyền hình Hồng Kông đã từng thực hiện một chương trình thực tế có tên “Người giàu”, mời những người giàu Hồng Kông này trải nghiệm cuộc sống của những người ở đáy xã hội trong vài ngày. Lúc đầu, những người giàu này vẫn rất tự tin vì họ có trình độ, kinh nghiệm và khả năng quản lý học được qua mạng mà những người nghèo chưa từng có trước đây. Nhưng sau vài ngày trải nghiệm, hầu như tất cả những người giàu đều cảm thấy tuyệt vọng. Họ không quen với việc ngày nào cũng ra ngoài khi trời chưa sáng, thường về nhà vào đêm khuya, về nhà là ngủ thiếp đi, rồi tiếp tục sống vào ngày hôm sau.
Điều làm tôi sốc nhất về chương trình này không chỉ là khoảng cách lớn giữa người giàu và người nghèo, mà còn là những khó khăn của cuộc sống của những con người có đồng lương ở mức thấp trong xã hội, nhưng khoảng cách này không thể vượt qua, ngay cả những người đã từng giàu và đang giàu có, một khi họ rơi hoàn cảnh này, rất khó khăn họ mới lật lại thế cờ và vươn lên như vị trí họ có ở hiện tại. Có người bảo: “Tôi rất bận, hầu như không có thời gian để dừng lại, đừng nói ngồi và nghỉ ngơi, thậm chí chỉ có thời gian uống nước.”
Có một cô gái tìm thấy một vòng lặp vô tận không có giải pháp:
1. Không đủ tiền, cô ấy phải sống ở một nơi xa để tiết kiệm tiền thuê nhà. Sống ở một nơi xa chỗ làm, nên mất rất nhiều thời gian đi đường.
2. Dành nhiều thời gian đi đường nhưng dành ngày càng ít thời gian để cải thiện bản thân.
3. Để đối phó với giá thuê tăng và chi phí sinh hoạt, cô phải làm nhiều giờ hơn hoặc công việc bán thời gian.
4. Vì cô ấy dành quá nhiều thời gian để làm tất cả các công việc nặng nhọc, cô ấy dần dần trở thành một cỗ máy làm việc, không thể học hỏi và cải thiện bản thân, chỉ lặp đi lặp lại cùng một công việc mỗi ngày.
5. Sau đó, cô ta chuyển chỗ làm và chu kỳ tiếp theo lại tiếp tục.
Tất cả những kinh nghiệm thực tế ở trên cho thấy một sự thật ẩn giấu: Không có tiền chỉ có thể được gọi là nghèo nhưng vừa bận việc lại không có thời gian thì đây thực sự là một “khốn cùng”.
Khi cuộc sống của bạn chỉ có thể tràn đầy sự đơn điệu và việc này cứ lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác, thậm chí cả cơ thể và tâm trí của bạn sẽ bị tê liệt. Bạn đã sống rất nhiều năm hay là bạn vừa trải qua một năm và sau đó lặp lại N lần vào các năm sau đó? Câu hỏi thứ hai: Cái gì chiếm thời gian của chúng ta?
03. Cảm giác trống rỗng, luôn bận bịu mà vẫn nghèo khiến cho bạn ngày càng ít thời gian hơn
Không chỉ là tôi mà trên thực tế, mọi người đều rất bận rộn. Trẻ em thì tất bật đi học trường, học thêm, học ngoại khóa, học hè… còn người lớn thì lo chuyện cơm áo gạo tiền. Ngay cả bạn mình sống chung thành phố với mình mà hẹn gặp nhau cũng khó, huống hồ gì là mời đi trà sữa, cà phê.
Tôi còn nhớ cách đây vài năm, nhóm bạn tôi rủ nhau đi cà phê. Cậu bạn tôi rất hào hứng khoe với nhóm rằng anh ta rất thích chụp ảnh. Anh sẽ làm một tập album ảnh do anh chụp về phong cảnh, thiên nhiên và con người ở khắp đất nước. Anh chuẩn bị mọi thứ đã xong và hẹn chúng tôi sau 2 năm sẽ cho bọn tôi xem hình do anh chụp. Tưởng đâu sẽ được xem tài năng của anh, hóa ra chúng tôi đã hụt hứng. Trong vài năm qua, anh thường chơi game vào cuối tuần, hay ngủ muộn, thường xuyên tụ tập tham dự các bữa tiệc. Anh đã dành cả thanh xuân để vui chơi, nhậu nhẹt, thức khuya. Sau đó, anh có bạn gái, chuẩn bị đi xem nhà với cô ấy. Mọi thứ làm anh rất bận, bây giờ anh ta đã kết hôn và có con, đam mê chụp hình càng không thể làm được.
Ngoài công việc, có ba lý do chính khiến chúng ta thực sự không có thời gian:
Sợ sự trống vắng: Bởi vì bạn sợ sự trống vắng, bạn sẽ kiếm chuyện làm để giết thời gian. Có thể đó là khoảng thời gian trên đường đi làm, trên taxi, sau giờ làm việc, vào buổi trưa, chúng ta luôn làm mình bận rộn vì không thể chờ đợi trong sự nhàm chán. Chẳng hạn như trước khi đi ngủ, bạn thường xem truyền hình trực tiếp và chơi trò chơi. Bởi vì, một khi bạn rảnh rỗi, bạn thực sự không biết mình sẽ làm gì.
Để giúp chúng ta lấp đầy sự trống vắng, tất cả các nhà sản xuất nội dung cũng đang cố gắng hết sức để cho ra ngày càng nhiều quảng cáo, thiết kế các trò chơi ngày càng “ngầu” hơn để giúp bạn bớt nhàn rỗi.
Mất kiểm soát: “Ăn một chút thì sao, có ăn mới làm việc được” là một trong những lý do làm công việc bị trì hoãn cho đến cuối tuần và bạn dành thời gian làm việc chỉ để nghĩ xem hôm nay ăn gì và sau đó nghĩ đến việc làm thêm giờ.
Nghiêm trọng hơn việc không kiểm soát được cuộc sống là cảm xúc mất kiểm soát, một khi tâm trạng không tốt, tất cả những điều đã được quyết định không thể thực hiện được, một ngày cuối tuần, bạn cầm máy tính bảng trên tay, bạn rất sảng khoái còn thời gian trôi qua thì mặc kệ. Cuộc sống và cảm xúc bất thường này sẽ khiến bạn mất đi sự nhạy cảm với thời gian.
Quán tính:
Người tiêu biểu nhất có lẽ là một người như Nam mang công việc về nhà. Nam không biết từ khi nào, anh ta đột nhiên nhận ra rằng công việc và cuộc sống của mình hoàn toàn không thể tách rời. Anh không bao giờ dám tắt điện thoại di động, một nửa số quần áo được đặt trong công ty và về nhà giống như người khác đi thăm họ hàng.
So với hai tình huống trước, điều này thường không lộ ra, bởi vì bạn không sợ sự trống vắng và không kiểm soát được, bạn chỉ quen làm cho mình quá bận rộn, dường như chỉ khi đó bạn sẽ giữ những gì bạn có bây giờ, sẽ không bị tiến độ bỏ lại phía sau.
Nói một cách thẳng thắn, đó là đi theo đám đông và sử dụng sự bận rộn để đổi lấy sự an tâm.
Làm thế nào để có thể giải quyết vấn đề thời gian rảnh của mình?
Nếu thời gian của bạn “quá đầy”, thì hãy nghĩ cách tăng thời gian. Ví dụ, trong cuộc sống bận rộn này, nhiều người có sở thích chạy bộ, bơi lội và tập thể dục, nhưng tất cả những sở thích này về cơ bản đã từ bỏ đã được một thời gian. Có những người ngủ chỉ có vài tiếng hoặc trở thành cú đêm để hoàn thành công việc. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ là một giải pháp tạm thời. Cách duy nhất để giải quyết nó là “đạp phanh” cho công việc và cuộc sống của bạn. Hãy cố gắng hoàn thành công việc hơn là lê la và dây dưa, rồi mai làm. Như vậy, bạn càng tiêu tốn thêm thời gian của mình mà chất lượng công việc không đạt. Bên cạnh đó, bạn hãy sắp sếp thời gian biểu của mình sao cho hợp lý và hiệu quả.
– Theo Xuân Thảo –