“Có ai là không có cảm giác sợ hãi hay có chút phòng thủ trong khi yêu, từ gã nhà giàu đến kẻ làm công ăn lương, từ kẻ ngốc nghếch đến người thông minh?” Đúng rồi, ai cũng như nhau cả, có ai làm giữ vững được tâm của mình trước các nỗi sợ hãi cơ chứ? Sự thật về mặt vật chất dễ biết nhưng sự thật về mặt tâm cảm thì khó biết
Làm thế nào để chúng ta có thể vượt qua nỗi sợ hãi khi yêu và có thể duy trì được tình yêu mà chúng ta mong muốn?
Bước đầu tiên để chiến thắng nỗi sợ hãi là hãy thừa nhận rằng chúng có tồn tại trong chúng ta. Bởi vấn đề nào cũng sẽ có cách giải quyết cả, nhưng để có thể tìm kiếm giải pháp cho một vấn đề thì ta cần xác định được vấn đề bằng việc gọi tên nó trước đã. Có thể thật khó chấp nhận được rằng là chúng ta lại có cảm giác sợ hãi khi yêu, bởi ai cũng nghĩ rằng mình đều có mong cầu được yêu thương trong cuộc sống này. Nghe thật mâu thuẫn nhưng đó lại là sự thực. Chúng ta đều cảm thấy rằng mình là nạn nhân khi mối quan hệ bị đổ vỡ, song ít ai nhận ra được một điều rằng trong mỗi chúng ta đều có động lực làm tổn hại mối quan hệ đó
Động lực đó có thể là do trong quá khứ đã từng bị tổn thương. Nhắc đến điều này ít nhiều sẽ có người e dè, nhưng đừng quá lo lắng, việc này sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về nội tâm tâm hồn mình cũng như các động lực trong tận thẳm sâu tâm hồn được phát tác khi chúng ta có một mối quan hệ. Nó giúp chúng ta thấu hiểu và kiểm soát tâm cảm, tránh làm tổn hại các mối quan hệ gần gũi nhất của chúng ta. Đặc biệt hơn, bạn có biết là mỗi khi bạn phòng thủ như vậy sẽ tiêu tốn đi một lượng năng lượng lớn đến như nào không? Đó quả là một gánh nặng tâm trí. Nếu như cuộc đời là một sự đầu tư, hẳn bạn sẽ cần phải cân nhắc đầu tư cho năng lượng của mình trong việc gì sao cho hiệu quả nhỉ.
Ở trong bất kì một mối quan hệ nào, ai trong chúng ta đều không có mong muốn kiểm soát được đối phương thì cũng là mong muốn kiểm soát được mối quan hệ. Nhưng chúng ta lại không nhận ra rằng người duy nhất bạn có thể kiểm soát được đó chính là chính mình. Bằng việc chân thành và cởi mở với chính mình, chúng ta đang tự trao cho mình cơ hội để tự thay đổi bản thân để trở nên tốt hơn. Ngay cả khi chúng ta đang trong một mối quan hệ hết sức tồi tệ thì nó cũng dạy cho chúng ta nhiều điều, và giúp chúng ta phát triển khả năng yêu thương. Rằng chúng ta có quyền quyết định ai là người mà ta sẵn sàng trao yêu thương, bất kể người đó có dành tình cảm cho mình hay không. Dưới đây là một số điều quan trọng để chúng ta tự phá bỏ các rào cản trong chính mình để học cách yêu thương một cách đúng đắn:
- Hãy nhìn lại tất cả các mối quan hệ của mình từ trước đến giờ – để có thể hiểu được cơ chế tự tạo cho mình một vỏ ốc khi đối diện với một mối quan hệ thì thật hữu ích khi ta nhìn lại một lượt quá khứ của mình. Chúng ta có thể viết ra một danh sách các mối quan hệ hiện tại hoặc gần đây, bằng việc thống kê và trả lời một số câu hỏi như là: Sai lầm mình đã phạm phải là gì? Lời cuối cùng chúng ta đã nói với đối phương là gì? Chúng ta đã có thái độ như thế nào sau đó? Sau đó chúng ta đã từ chối bao nhiêu lời mời, lời hỏi thăm, quan tâm khác? Từ đó chúng ta sẽ thấy được cách chúng ta đối xử khi trong một mối quan hệ, đó là đều cùng một motip.
Khi lên được bảng thống kê về những suy nghĩ, những tiếng nói bên trong cũng như các cách chúng ta đã hành động thì chúng ta bắt đầu nhận ra cách chúng ta cư xử thường thấy khi đối diện với một mối quan hệ. Chúng ta sẽ thấy được cách phòng thủ của chính mình được vận hành một cách có quy trình, hệ thống để tự bảo vệ mình trước một mối quan hệ
Khi chúng ta bắt đầu biết được điều đấy thì hãy tự đặt ra câu hỏi rằng tại sao chúng ta lại có tính cách như vậy, tại sao chúng ta lại cư xử như vậy và tại sao chúng ta lại có những cảm xúc, suy nghĩ như vậy, tại sao chúng ta cứ mãi lặp lại những sai lầm như vậy? Để đi tìm lời giải đáp, chúng ta có thể nhìn lại thời thơ ấu của mình. Bạn đã từng bị thiếu tình thương khi còn nhỏ? Bạn có được coi trọng trong gia đình của chính mình không? Bạn có từng chứng kiến cảnh ba mẹ mình cãi nhau hay có những hành động tiêu cực như đánh, ném đồ vật của họ không?.. Bạn có nhận thấy tất cả những điều trên có ảnh hưởng tới cách hình thành tính cách cũng như hành động, suy nghĩ và cảm xúc của mình sau này không?
Thái độ và hành vi mà chúng ta chứng kiến và trải nghiệm khi còn nhỏ thường vô thức hình thành, cấu thành nên cách chúng ta suy nghĩ và hành động khi trưởng thành
Mỗi chúng ta đều có một quá khứ riêng biệt hình thành nên tính cách hiện tại. Đó là bản sắc riêng mỗi người. Và trong bất kì mối quan hệ nào thì bản sắc riêng này sẽ đem lại sự thú vị khi ta tương tác với mọi người. Tuy nhiên nếu không biết tự giới hạn cũng như điều chỉnh lại để biết lắng nghe và phù hợp với đối tác thì sẽ lại là một cản trở lớn. Khi chúng ta hiểu được những gì trong quá khứ đã kiến tạo nên chúng ta của hiện tại thì ta có thể điều chỉnh lại những hành động của mình hướng đến lợi ích của đôi bên và cải thiện cuộc sống tình cảm của chúng ta. Bằng việc đưa ra các dự đoán về cảm xúc cũng những hành động của mình. Ví dụ với một người bị thiếu tình thương cha mẹ từ nhỏ thường có xu hướng từ chối sự quan tâm yêu thương hoặc nghi ngờ khi người khác thể hiện tình cảm với mình. Khi nhận ra điều đó bạn có thể dừng được các suy nghĩ, cảm xúc đó, bởi chính tổn thương trong quá khứ sẽ phá hủy mối quan hệ hiện tại
- Ngừng lắng nghe những tiếng nói tiêu cực trong nội tâm của bạn. Hãy cố gắng tỉnh táo để nhận ra những ý nghĩ tiêu cực đang nổi lên trong đầu mình như: anh ấy không thực sự yêu bạn, đừng là một kẻ ngốc, hãy làm gì đó để chuẩn bị trước khi anh ấy làm tổn thương mình. Những tiếng nói tiêu cực này chỉ đang muốn thao túng bạn. Hãy học cách làm chủ nó. Đừng để cho chúng có khả năng thao túng bạn. Đừng để cho chúng tước đi những hi vọng thuần khiết nhất trong bạn. Đừng để cho chúng biến bạn thành một người có nội tâm chát chúa, luôn thù hằn với đời, không thể tin tưởng nổi ai
Trong suốt cuộc đời của mỗi chúng ta, những suy nghĩ ác ý này sẽ cố gắng ngăn cản sự vô tư, hòa ái trong bạn, và lôi kéo bạn ra khỏi việc sống một cuộc đời biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc mọi người. Việc nhận ra nó sẽ giúp bạn tỉnh táo và kiểm soát được những hành động của mình mà không bị nó thôi đẩy. Bạn có thể cảm thấy rằng khi mình buông bỏ những suy nghĩ đấy thì trong lòng có một cảm giác hơi khó chịu và bất an vì những suy nghĩ đó ít nhiều tạo ra một lớp tường thành phòng thủ cho bạn. Và bạn đã từng cảm thấy quen thuộc và an toàn trong bức tường thành đó. Thoát khỏi những suy nghĩ đó ít nhiều khiến bạn cảm thấy lo lăng, nhưng thực ra nó rất đáng để bạn từ bỏ. Bạn sẽ trở nên thành thật và chân thành với những cảm xúc và suy nghĩ hơn với chính mình
(còn nữa)
—
Tham khảo sách ĐỐN TIM CHÀNG để học cách yêu thương chính bản thân mình, để không gây nên tổn thương cho người và chữa lành tổn thương nơi mình, để chiến thắng những cạm bẫy trong tình yêu
– OOPSY – Cộng đồng dành cho những người đam mê tâm lí học và tâm lí trị liệu –