Khi về già, chúng ta thường cố gắng lên kế hoạch cho cuộc sống của mình thật tốt, nhất là sau khi về hưu. Người chọn đọc sách, ngâm thơ, tiếp tục trau dồi kiến thức, người lại buông xuôi, để bản thân sa vào những thói quen không tốt. Họ nghĩ đấy là cách giải trí nhưng thực ra, đó là cách trực tiếp huỷ hoại sức khoẻ thể chất và tinh thần.
Dù khi về già, thể lực và tinh thần không còn tốt như trước nhưng chúng ta vẫn phải tràn đầy hy vọng vào cuộc sống. Chúng ta vẫn có thể đặt ra những mục tiêu nhỏ cho mình và thực hiện chúng. Điều này giúp bạn sẽ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, tinh thần trở nên hứng thú, tràn đầy nhiệt huyết.
Nhiều người cho rằng, “bận rộn” là cách tốt nhất để giữ gìn sức khoẻ. Chỉ những ai sống một cuộc sống luôn chân luôn tay, đầu không ngừng suy nghĩ mới hiểu được ý nghĩa thực sự. Ngoài ra, bạn cần lưu ý 2 điều sau đây phải được thực hiện ít hơn, nếu không phước lành sẽ tiêu hao từ từ.
1. Ngừng lo lắng về tương lai
Điều đầu tiên bạn cần làm là ngừng lo lắng về tương lai. Có người sinh ra đã đa cảm, giống như một câu thơ cổ từng nói: “Sống chưa đến 100 tuổi nhưng đã lo chuyện ngàn tuổi”. Thường lo lắng về những chuyện xảy ra trong tương lai, bạn không nghĩ đây là cách tự chuốc lấy bực bội, rắc rối vào người sao?
Có nhiều người cho rằng mình đã già, sức khoẻ kém hơn trước, luôn nghĩ một ngày mình sẽ ngã bệnh, lúc đó phải tính sao? Họ đặt ra cả tá câu hỏi: “Tôi nên làm gì nếu con tôi không ở gần?”, “Nếu vợ tôi rời thế gian trước, để lại tôi một mình bơ vơ thì sao?”,…
Đành rằng khi về già, con người nghĩ đến những tình huống này là điều dễ hiểu nhưng nếu thường nghĩ đến và lo lắng thái quá thì phí cả cuộc đời. Có người không chỉ lo cho mình mà còn lo cho cả con, cháu, lo về tương lai, chuyện học hành, sự nghiệp, hôn nhân, lối sống,…
Cổ nhân có câu: “Con cháu tự có phúc phần”. Tương lai của con cháu cần phải do chính thế hệ con cháu nỗ lực tạo dựng. Lo lắng thái quá cũng chẳng mang lại lợi ích gì.
Một mức độ lo lắng nhất định về những gì xảy ra trong tương lai có thể giúp chúng ta đưa ra kế hoạch hành động để cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng nó cũng có thể gây ra những suy nghĩ tiêu cực, thiếu lành mạnh. Lo lắng liên tục có thể dẫn đến lo âu và một số bệnh tâm thần khác và bệnh thể chất như: Hô hấp, bệnh tim, rối loạn tiêu hoá. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, sự lo lắng liên tục gây ra sự gia tăng đột biến của protein liên quan đến bệnh Alzheimer.
Sau đó, lo lắng về tương lai có thể có tác động tiêu cực đến các mối quan hệ của bạn và ngăn bạn tận hưởng cuộc sống hiện tại với gia đình, bạn bè.
2. Không nuối tiếc quá khứ
Điều thứ hai mà người già muốn sống thảnh thơi là ngừng nuối tiếc quá khứ. Quá khứ dù tốt hay xấu thực ra cũng không đáng nhắc đến. Những điều tốt đẹp không cần phải phô trương hết lần này tới lần khác, như thể sợ người khác không biết. Những điều tồi tệ đã qua thì hãy để chúng qua đi, nhắc đi nhắc lại chỉ có hại cho bản thân mà thôi.
Hối tiếc và hoài niệm về những điều trong quá khứ là một việc không ai là không trải qua từng ngày, từng giờ. Những thứ đã xảy ra đã định sẵn là sẽ xảy ra trong cuộc đời trong một thời điểm, không sớm thì muộn. Vì thế, có hối tiếc cũng chẳng thay đổi được, điều bạn cần làm là coi đó là hoài niệm đáng nhớ, là bài học để trưởng thành hơn, thay vì cứ mãi chìm sâu vào hối tiếc và muốn thay đổi quá khứ trong vô vọng.
Có thể nhiều người sẽ nghĩ đây là một hình thức trốn tránh. Điều này là đúng, đây là cách trốn tránh quá khứ hữu hiệu khi bạn không có cách nào kiểm soát tâm trí và những suy nghĩ tiêu cực của mình.
– Theo Ứng Hà Chi –