Có rất nhiều tác phẩm viết về thành phố Hà Nội, mỗi tác phẩm lại mang trong nó những hình ảnh, hương vị rất “khác” của thành phố. Duy chỉ có một điểm chung đó là tất cả đều chan chứa tình yêu rất đỗi chân thành và sâu đậm của tác giả cho khung cảnh và con người nơi đây.
1 – Hà Nội 36 Phố Phường – Thạch Lam
Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải… Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu… Ta phải nghe người Pháp nói đến Paris, người ở Paris, mới hiểu được sự yêu quý ấy đến bực nào.
Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố có nhiều vẻ đẹp, vì Hà Nội đẹp thật (chúng ta chỉ còn tìm những vẻ đẹp ấy ra), và cũng vì chúng ta yêu mến. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội, cũng như người Parisien chính hiệu yêu mến Paris… Trong những cuộc phiếm du, – phiếm du ngoài các phố Hà Nội là một cái thú vô song chỉ người Hà Nội có – ta nên chú ý đến những nét đổi thay của thành phố, nên nhận xét những vẻ đẹp cũng như vẻ xấu của phố phường, thân mật với những thú vui chơi hay những cảnh lầm than, với những người Hà Nội cũng như ta.
Hà Nội có một sức quyến rũ đối với các người ở nơi khác… Ở những hang cùng ngõ hẻm của làng xa, hay ở những nương mật thẳm trong rừng núi, ban chiều vẫn có nhiều người ngóng về một phương trời để cố trông cái ánh sáng của Hà Nội chiếu lên nền mây. Để cho những người mong ước kinh kỳ ấy, và để cho những người ở Hà Nội, chúng ta khuyến khích yêu mến Hà Nội hơn, chúng ta nói đến tất cả những vẻ riêng của Hà Nội, khiến mọi sự đổi thay trong ba mươi sáu phố phường đều có tiếng vang ra khắp mọi nơi.
2 – Phố Phường Hà Nội Xưa – Hoàng Đạo Thúy
“Ở huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông, có làng Phú Đôi, dân làng làm nghề nông, nhưng lại kiêm nghề gánh sách đi bán. Những người bán sách như vậy, gọi là phường Đổi đến, vi khao khát sách tốt văn hay. Hàng sách vào đến ngõ, là thầy búi tóc chạy ra, trò xúm xít lại; dăm ba người biết chữ trong làng cũng đến. Nhà hàng đưa danh mục xem trước, khách có tỏ ý mua, mới bày sách ra. Cách trả tiền cũng vừa với sức nhà nho nghèo. Có tiền thì trả tiền; không sẵn tiền thì đem ra sách cũ, giấy lộn, là thứ giấy đã viết kín một mặt rồi, lại lộn ra mặt sau mà viết lần nữa. Cứ xếp giấy bằng bê ngang hay bề dọc quyển sách là đủ.”
Với Phố phường Hà Nội xưa, nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy đã kể lại thật sâu sắc văn hóa phong tục của mảnh đất kinh thành. Ông coi đó là những vật liệu quý để rèn đúc con người ngày mai. Bây giờ đây, khi chính người Hà Nội đôi lúc còn cảm thấy lạ lẫm với thành phố, với con người nơi mình đang sống thì những trang viết khúc triết, đầy hoài niệm của Hoàng Đạo Thúy lại càng thêm cần thiết: chúng tái hiện một Hà Nội khác, thâm trầm và sâu lắng hơn trong những căn rễ văn hóa chưa hẳn đã phôi phai…
3 – Miếng Ngon Hà Nội – Vũ Bằng
Nỗi nhớ da diết ấy đã chuyển vào ngòi bút, trở thành nhiều câu chuyện hồi tưởng bé con thông qua cái bánh, chén trà, những món ngon mát lành chỉ có riêng và độc nhất ở Hà Nội. Hình ảnh xứ Bắc Kỳ cũ kỹ hiện rõ, chân thực và hóm hỉnh, giễu nhại đời trong Miếng ngon Hà Nội như một mình chứng rõ ràng.
Trong cuốn sách, Vũ Bằng viết lại về 15 món ngon nức tiếng tạo nên nét ẩm thực độc đáo của xứ Bắc Việt. Đó là phở, là rươi là các thứ bánh và không thể thiếu được món “mộc tồn”. Mỗi món ăn đều được miêu tả kỹ càng. Không chỉ nêu rõ nguyên liệu, cách bài trí, tác giả viết nhiều hơn đến cách ăn, cách thưởng thức của người dân ở vùng đất này.
Diện mạo ẩm thực hiện lên qua hình ảnh từng hàng người sẵn sàng xếp hàng dài chỉ để chờ mua một bát phở nóng hổi vào sáng sớm hay chấp nhận chui vào một quán xập xệ, bẩn thỉu, tối tăm trên lầu cao để thưởng thức món chả cá dậy mùi hương.
Thức quà nơi ấy dường như không dành cho những kẻ phàm phu tục tử, cách ăn sao cho trọn vị là quả một nghệ thuật phải bỏ công bỏ sức. Hà Nội trong mắt Vũ Bằng ngon là ngon từ cái dưa, quả cà trách mắm.
Hà Nội ngon là ngon từ bát canh hoa lý nấu suông, mấy cái trứng cáy chưng lên ăn với gạo mễ trì hay đĩa rau muống xào có gia thêm một chút mắm tôm. Rất nhiều, rất nhiều những thứ khác mà nhà văn không thể kể hết.
Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến phở và cốm Vòng, hai chủ để được Vũ Bằng miêu tả rất kỹ và sâu. Nếu như cốm làng Vòng là thứ cực phẩm ngon lành duy nhất chỉ có riêng ở xứ Bắc Việt thì phở được ông miêu tả như tuyệt tác nghệ thuật đỉnh cao. Một bát phở ngon phải có nước dùng hạp miệng, bánh phở mỏng, trắng muốt, gia nêm vừa đủ dùng, ăn không bứ, không ngấy.
Thứ ngọc thực quý giá ấy đã đạt ngưỡng tuyệt đích của ẩm thực, muốn phá cách, muốn thay đổi cũng không được. Một sự thay thế nhỏ cũng khiến phong vị món ăn bị lai căng, biến chất.
Vậy nên con cháu sau này vẫn cứ mãi chỉ ăn món phở như vậy, quen theo lối thưởng thức xưa cũ của cha ông nhưng chắc chắn độ khó tính rất khó để bì lại.Người xứ Bắc sành ăn và kén ăn ghê gớm, họ dễ nổi giận nếu như món ăn không hợp miệng. Bởi vậy mà xoay quanh miếng ăn thôi cũng đủ thứ chuyện dở khóc dở cười.
Về cốm Vòng, Vũ Bằng viết: “Cốm Vòng là thứ quà đặc biệt nhất trong mọi thứ quà Hà Nội – đặc biệt vì mỗi khi thấy gió vàng hiu hắt trở về thì lại nhớ đến cốm…”. Người ta hay ăn cốm Vòng với chuối tiêu trứng cuốc… Nhưng nhà văn thì cho rằng, ăn như vậy là ăn chơi bời. “Muốn thưởng thức được hết hương vị của cốm phải ăn cốm không, và chỉ ăn cốm không thôi… nhai nhỏ nhẹ, từng hạt, từng hạt…”.
Nhiều người vẫn nói người sống ở Hà Nội vẫn hay hoài niệm, đi xa về nhớ, không chỉ riêng Vũ Bằng. Nhưng rồi ai cũng thay đổi không thể bám víu một quá khứ tươi đẹp mãi.
Ẩm thực xứ Bắc cũng biến chuyển và đổi thay để phù hợp hơn lối sống hiện đại nhưng nhiều món ngon vẫn còn lưu lại trên sách, đặc biệt, hấp dẫn và tươi mới như còn mới hôm qua. Miếng ngon Hà Nội là hương vị của kỷ niệm, là lý do nhiều khi làm cho ta yêu Hà Nội thấm thía, nhớ Hà Nội nao lòng, làm cho ta cảm giác ta là người Hà Nội hơn.
Tại sao “Con giai phố cổ” lại đáng để thêm vào kệ sách? Trong thời buổi mà truyền thông “nghiện” nói về sự biến mất của cốt cách Hà Nội, chúng ta sẽ tìm được thứ “hiếm” ở cuốn sách này. Tác giả đã khơi gợi những cái nét tài hoa nghệ sĩ còn lưu lại trong từng ngóc ngách tâm hồn những con người nơi đây, chứng minh cho người ta thấy chưa bao giờ tư chất người Hà Nội mất đi, rõ nhất chính là ở cái cách họ “thong thả ăn, tinh tế mặc và chầm chậm sống”.
Tác giả Nguyễn Việt Hà được biết đến là một cây bút sung sức đối với thể loại tạp văn này, nhưng cái khiến người ta thích thú với những trang viết của anh chính là bởi chất nghệ sĩ phóng khoáng trong lối hành văn. Hà Nội trong tạp văn của anh là một Hà Nội đến từ “những gã đàn ông” sống ở khu phố cổ gần quanh Bờ Hồ, họ là con nhà buôn bán nhưng tâm hồn luôn “lãng đãng phong lưu” pha chút “giang hồ”, song lại lãng tử kiêu bạc “không một thứ giai vùng nào sánh nổi”. Có thể nói, chính những gã trai ấy đã chuyên chở, nuôi dưỡng những thói quen từ bao đời của người Thủ đô.
Qua cuốn tản văn này, người ta biết những chàng trai Hà Nội si tình đào hoa thế nào, ăn sáng ra làm sao… Tác giả đưa ta đi gặp gỡ nhiều gã trai hay ho sống ở khắp ngóc ngách những con phố nhỏ nơi đây, kẻ thì hoài cổ, kẻ lại lao động nghệ thuật, có cả những kẻ bị cắm sừng… và những kẻ thật đáng thương.
“Con giai phố cổ” là một cuốn tản văn xứng đáng cho những phút thư giãn nghỉ ngơi. Gần 300 trang viết chỉ toàn những mẩu tạp văn về mọi thứ đôi khi là thiếu ăn nhập, nhưng cách Nguyễn Việt Hà “nêm nếm” đủ thứ gia vị Tây Âu hiện đại, chất xưa của những tích văn cổ hay thậm chí là những triết lý Thiên chúa giáo, tất cả khiến cho “Con giai phố cổ” trở thành một “món ngon hấp dẫn”.
Phố Nhà Binh vốn nghèo bỗng một ngày thay da đổi thịt. Trong các ngôi nhà bắt đầu xuất hiện sự cơi nới, trổ mái thông tường, hàng quán mọc lên ra dáng một con phố sầm uất. Phố đẹp hơn, người đông lên, ồn ào và vội vã, nhưng với những người mang trong mình dòng máu lính, sự đổi thay ấy thật xa lạ và choáng ngợp. Đối diện với sự xô bồ, những giá trị đôi khi bị đảo lộn, tốt xấu, vàng thau lẫn lộn… những con người thẳng thắn, chính trực, luôn mang trong mình lòng kiêu hãnh của quân nhân liệu có bị vùi dập. bị đánh ngã? Hay chính bằng sự dẻo dai, cơ trí, họ đã vượt qua được vòng xoáy của đồng tiền mà vẫn giữ được lòng tự hòa của nhà binh?
Phố không của riêng ai, và trong dòng người ngày ngày mưu sinh trên phố, vãn còn những người lính luôn cố gắng gìn giữ những giá trị của riêng mình.
Núi Nùng sông Nhị, đất này làm ghi.
Thương ôi trong buổi lưu ly
Tấm riêng ai chẳng thương vì người trung.”
Hai câu thơ trên được trích trong bài “Cây cổ thụ với ông Hoàng Diệu”, một bài viết cảm động mà tác giả Sở Bảo Doãn Kế Thiện dành cho vị Tổng đốc đã tuẫn tiết để chứng tỏ tấm lòng son với đất nước. Với hơn hai mươi bài viết đầy những chi tiết cụ thể và thú vị về các chuyện xưa tích cũ của Hà Nội như vậy, Hà Nội cũ được coi là tác phẩm nổi tiếng nhất của Doãn Kế Thiện tư trước năm 1945. Một tác phẩm đầy dấu tích thời gian, không thể thiếu đối với những người yêu mến Hà Nội và muốn tìm hiểu lịch sử của thành phố.
Qua ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tiến, người Hà Nội cùng thời lại có thể hình dung về tiếng chuông tàu điện leng keng và vợ chồng người hát xẩm ủ ê, ai oán cùng tiếng nhị cò cưa. Rồi những ngày người Hà Nội tìm cách chế biến bột mỳ sao cho ngon miệng. Rồi những giai thoại dân gian, những bài văn vần từng lưu truyền một thuở về Hà Thành, về tem phiếu, về những nghệ sĩ đậm “chất Hà Nội” bên ly cafe cũng đậm “chất Hà Nội” trong một thời khốn khó…
Nhưng ‘người Tràng An’ rõ ràng là người cần cù, cứng rắn, vẻ thanh lịch, đôi lúc hào hoa, yêu văn, yêu hoa, sành mỹ thuật, ăn mặc đơn sơ và trang nhã, nói lời văn vẻ dễ nghe, dễ hòa hợp với bà con phường, xóm, hay động lòng vì việc nghĩa, tình người, ghét cay ghét đắng những chuyện tục tằn kệch cỡm, hoạnh họe, lố lăng, đê tiện. Người Tràng An ở với nhau, ‘biết nhịn’, ‘biết nể’, ‘biết ngượng’, ‘suy bụng ta ra bụng người’. Trong thôn phố, có việc là chạy sang thăm hỏi ngay, ở với nhau chu tất, ăn ý, không ‘bỏ được lòng nhau’ […] Khách nhà quê ra, đi mãi, nóng, nhọc thì thấy ngay bên đường một vại nước vối ngon với mấy cái bát sạch. Người ta tóm cả cái thanh, cái cao, cái lịch sự, ẩn ý vào hai chữ ‘thanh lịch’. Và khi đón bà con các tỉnh về, tiếp các khách phương xa đến, người ta nhắc nhau giữ lấy ‘vẻ thanh lịch của người Tràng An’.”
“Băng Sơn là một nhà văn, nhà thơ đa phương diện về văn hoá và đời thường Hà Nội. Thơ đã giúp ông bay bổng. Kiến thức cuộc đời và sách vở đã giúp ông lách đến tận khe kẽ của Hà Nội không chê vào đâu được.” (Doãn Trang – Báo Lao động Xã hội)
“Ông nhớ và biết rất rõ từng con phố của Hà Nội dài, ngắn thế nào, những ngôi nhà khác nhau ra sao, trong một số ngôi nhà, ông cũng nhớ có ai đang ở trong đó, họ là người như thế nào… Tất cả những gì thuộc về Hà Nội, của Hà Nội dường như đã lọt hẳn vào trong trí não, tâm hồn, con người ông.” (Huy Thông)