Cảm xúc thật sự là gì? Xét từ biểu hiện bên ngoài, cảm xúc bao gồm các trạng thái tình cảm: vui, buồn, tức giận, hạnh phúc, đau khổ,… Nhưng xét từ bản chất của cảm xúc, có thể thấy, nó chính là một dạng năng lượng tâm lý. Cảm xúc tốt sẽ luôn mang đến trí nhớ tế bào tốt. Ngược lại, nếu không kịp thời xử lý những cảm xúc tiêu cực, chúng sẽ nhanh chóng sinh ra một khối lượng lớn chất độc, và truyền đến các cơ quan và bộ phận trong cơ thể.
Cảm xúc vốn là một khái niệm trung tính, không có quy ước đúng sai. Vì vậy, khi quan tâm đến cảm xúc của bản thân, chúng ta phải luôn đảm bảo sự lý trí, không được coi cảm xúc như một chuyện xấu, không được dùng đủ mọi cách để kìm nén hay ức chế cảm xúc. Chúng ta nên lý trí, kiềm chế cảm xúc, nhìn nhận cảm xúc một cách thoải mái, nhẹ nhàng.
Con người cần kiểm soát tốt cảm xúc của chính mình. Kiểm soát cảm xúc không đơn giản chỉ là không khóc, không cười, không tức giận, cũng không phải là kìm nén, cầu toàn, trên hết, kiểm soát cảm xúc là một dạng EQ. Tuy nhiên, muốn sở hữu EQ cao không phải là chuyện dễ dàng.
Những người EQ cao thường có năng lực giao tiếp xã hội tốt, họ biết cách tạo dựng những mối quan hệ xã hội thông qua giao tiếp, biết cách thể hiện lập trường và quan điểm cá nhân mà không làm tổn thương người khác, biết cách xây dựng một mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. Tất cả những điều này đều bắt đầu từ việc kiểm soát tốt cảm xúc, bởi vì sợi dây liên kết xã hội và mong muốn hợp tác giữa người với người hoàn toàn không thể xóa đi hết những sự khác biệt. Khả năng kiểm soát tốt cảm xúc sẽ là tấm lá chắn quan trọng ngăn cản việc phát sinh những mâu thuẫn ngày càng sâu sắc.
Cuốn sách “EQ – Đừng để cảm xúc hạ gục bản thân” tập trung phân tích những vấn đề có liên quan đến EQ và kiểm soát cảm xúc, mở rộng thêm các khía cạnh về sự trưởng thành trong tình cảm cá nhân, thiện chí, sự hài hước, yếu đuối, khả năng định vị, và tình yêu của con người, xây dựng nên một mô hình EQ tương đối hoàn chỉnh với những hành vi EQ cao.
Nếu chúng ta thật sự dự định biến bản thân trở thành một người EQ cao, có thể tự kiềm chế cảm xúc, vậy thì điều quan trọng nhất chính là xoa dịu cảm xúc. Chỉ có nhìn nhận cảm xúc như những điều thông thường, giảm sự chú ý đến cảm xúc, cảm xúc mới không thể ảnh hưởng quá lớn đến chúng ta. Đây mới chính là cảnh giới cao nhất của trí tuệ cảm xúc.
Cuốn sách được đúc kết từ mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn, từ những tình huống, câu chuyện đa dạng phong phú với những kiến thức lý luận, mang đến hiệu quả trong việc tìm hiểu, nghiên cứu.