Đừng để phàn nàn thành thói quen
Trên nền tảng Zhihu (hỏi đáp và tâm sự) có một chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm: “Bạn ghét nhất phải qua lại với kiểu người nào?”.
Câu trả lời nhận được nhiều lượt thích nhất là: “Ghét nhất phải giao du với những người chỉ biết than vãn”.
Thật vậy! Con người ta sống ở đời không thể tránh khỏi gặp phải bất hạnh, kinh qua không ít khó khăn và trở ngại. Nhưng nếu bị bủa vây bởi năng lượng tiêu cực trong thời gian dài, chúng ta sẽ dần mất niềm tin và sức sống, cuộc sống bị ảnh hưởng.
Cổ nhân có câu: “Miệng lưỡi thế gian thâm sâu khó lường, cũng là cánh cửa của họa và phúc“.
Cuộc sống đã không dễ dàng, phàn nàn thêm một câu, đời rước thêm về một lần bất hạnh.
Thật ra, khi tâm trạng quá bất ổn, than thở vài câu cũng không sao, tâm sự với bạn bè cũng chẳng thành vấn đề. Nhưng đừng biến nó thành thói quen. Đến khi bạn nhận ra người từng thành tâm lắng nghe lời than vãn của bạn, giờ đây họ lại chán chường và không muốn nghe, vậy thì cũng đến lúc bạn nhìn nhận lại bản thân đang trầm trọng đến mức nào.
Song phàn nàn có ích lợi gì? Nó là chuyện vô dụng nhất trên thế giới này. Do đó, thay vì than thân trách phận, hãy thay đổi.
Một khi con người đã quen với việc phàn nàn, suy nghĩ sẽ trở nên cứng nhắc, dần mất khả năng phân tích và xử lý vấn đề, cuộc sống không thể có khởi sắc.
Nếu bạn cảm thấy cuộc sống không dễ dàng, sau đó không nên dành thời gian phàn nàn, nhưng tiết kiệm thời gian và năng lượng, tìm cách để kiếm tiền tốt, sống nghiêm túc.
Dù thế nào đi nữa, đều phải nghĩ cách giúp mình thoát khỏi cảm xúc tiêu cực, kiểm soát cảm xúc, từ từ hoàn thiện bản thân.
Dùng thái độ lạc quan và tích cực đối xử với cuộc sống, đừng để phàn nàn đầu độc, khiến mình xa rời hạnh phúc. Khởi đầu khó khăn, nhưng hãy tin rằng một khi chạm đến vạch đích, cảm giác thành công rực rỡ hơn bao giờ hết.
– Theo Trung Hạ –