Lớp 12 mà em họ tôi dạy năm vừa rồi cả lớp đều đậu đại học, có một số học sinh còn được nhận vào các trường danh tiếng. Cũng chính nhờ điều này mà em ấy nhận được tiền thưởng của trường, vị trí trong tổ chuyên môn cũng được nâng cao.
Rất nhiều người đều chúc mừng, nói em ấy giỏi giang. Nhưng em ấy lại khiêm tốn nói rằng mình cũng chẳng tài giỏi gì, chẳng qua cũng chỉ là nhờ kiên trì, có khó khăn tới đâu cũng chưa từng nghĩ tới chuyện bỏ cuộc.
Lớp em ấy chủ nhiệm ngay từ hồi lớp 10 đã bị cho là lớp lộn xộn, có nền tảng kém nhất trường, bao nhiêu học sinh nghịch ngợm đều vào lớp em ấy hết. Vì vậy, ngoài việc quản học tập, em ấy còn phải lo lắng về kỉ luật, dạy học xong rồi còn phải dạy thêm, viết nghiên cứu, luận văn, ngày nào cũng sớm đi tối về, cuối tuần chỉ được nghỉ ngơi một ngày. Đặc biệt là cái năm lớp thi đại học, em ấy gầy mất 4,5 cân thịt.
Mẹ chồng thì nói bóng gió, phàn nàn em ấy chỉ biết công việc, không biết nghĩ tới gia đình. Một số phụ huynh của một số học sinh đôi khi không hợp tác với việc làm của cô em họ vì thành kiến hoặc thiển cận khiến em ấy khá đau đầu.
Nhưng trên thế gian này làm gì có công việc nào dễ dàng? Em họ cảm thấy ở cái tuổi có thể nỗ lực hết mình như hiện tại, nếu không nỗ lực, không bỏ ra, sau này rất có thể sẽ tiếc nuối, sẽ thấy có lỗi với bản thân, có lỗi với học sinh.
Đối mặt với việc không được thấu hiểu, sự tủi thân, một mình em ấy đều gánh nhận hết, kiên trì tới tận bây giờ.
Những người thành công, không nhất định là người ưu tú nhất ngay từ ban đầu, nhưng họ nhất định là người có thể kiên trì đi được xa nhất. Đời người nhiều khi làm gì có nhiều đạo lý để nói tới như vậy, kiên trì, cố gắng, chính là tất cả.
– Theo Như Nguyễn –