Đọc sách là một quá trình biến “đọc” thành “dụng”

Tác giả Natalie Goldberg trong cuốn “Wrting down the bones” có viết: Thời gian là thứ quý giá nhất của con người, các nhà văn đều sẽ dùng thời gian để đổi lấy tiền bạc, càng là nhà văn tài giỏi sẽ càng “ngốc” một chút.
 
Hiểu rộng ra, người nghèo không bao giờ dành thời gian cho việc đọc sách, mà dành thời gian suốt ngày ngồi nghĩ tới việc làm sao để kiếm được tiền nhanh nhanh chóng chóng, trong khi những người tài giỏi lại thường dành thời gian cho việc đọc sách, rồi thông qua đọc sách để kiếm tiền. Những người thành công như Bill Gates, Warren Buffett… họ đều có thói quen đọc sách.
 
Có thể có rất nhiều người sẽ nói rằng mình cũng muốn rèn thói quen đọc sách như những người tài giỏi khác, có điều bản thân đọc không những không có hiệu quả, mà ngược lại càng thấy mơ hồ hơn.
 
Tác giả nước ngoài tên Bành Tiểu Lục trong cuốn sách có tên “Phương pháp đọc sách hành tây” đã đề xuất ra phương pháp đọc sách hiệu quả dành cho những người không biết cách đọc sách hoặc đọc sách không có hiệu quả. Tác giả cho rằng phương pháp đọc này không chỉ có thể giúp một người ngày càng trở nên ưu tú, mà còn giúp việc đọc sách phát huy được hiệu quả tối ưu nhất.
 
Giống như tên gọi, đọc sách cũng giống như lột củ hành tây, từng tầng từng tầng một bóc ra, ý muốn nói chúng ta trong quá trình đọc sách, quan trọng nhất không phải là đọc xong một cuốn sách thì xem như hoàn thành, mà là một quá trình biến “đọc” thành “dụng” (áp dụng, thực hành), cuối cùng biến nó thành một hệ thống đọc.
 
Đây là một trong những phương pháp khá phổ biến của những người tài giỏi, nói một cách đơn giản thì việc đọc được chia làm các phương pháp như đọc phân mảnh, đọc nhanh hay đọc theo chủ đề…
 
Sở dĩ nói phương pháp đọc sách hành tây quan trọng, đó là bởi lẽ khi sử dụng phương pháp đọc hành tây, trọng tâm không chỉ là hoàn thành cuốn sách, mà khi đọc còn phải đem theo các câu hỏi, suy nghĩ về vấn đề, và thậm chí tiếp tục đưa ra các giải pháp cho vấn đề.
 
Đây mới trọng tâm của phương pháp đọc hành tây, chỉ khi đọc có mục đích và chính xác, việc đọc mới có hiệu quả hơn.
 
Chẳng hạn, rất nhiều người đọc một cuốn sách, họ chỉ chăm chăm vào đọc, mà không chú tâm vào ý tứ mà tác giả muốn truyền đạt, không chịu suy nghĩ về hàm ý đằng sau mỗi một đoạn, một câu chữ… kiểu đọc như này chỉ là đọc bề nổi, mà không cho ra được thu hoạch gì lớn lắm.
 
Đây cũng là bởi lẽ trong quá trình đọc, không có một tư duy cố định, trong khi chỉ khi không ngừng sáng tạo, không ngừng suy nghĩ, không ngừng tìm kiếm câu hỏi và câu trả lời cho câu hỏi đó, đọc sách mới có thể đọc hiểu, đọc thông, đây đồng thời cũng là lợi ích rõ nét nhất của phương pháo đọc hành tây.
 
Trong cuốn “Phương pháp đọc sách hành tây”, tác giả đã đề xuất ra 7 phương pháp đọc logic cơ bản, trong đó có 3 phương pháp gần gũi nhất với chúng ta, chính là đọc phân mảnh, đọc nhanh và đọc theo chủ đề.
 
Đọc phân mảnh, có nghĩa là lợi dụng những khoảng thời gian rảnh rỗi, ngắt quãng để đọc sách. Nhưng đọc như nào mới có ích?
 
Chẳng hạn, bây giờ bạn có 30 phút rảnh rỗi để đọc sách, vậy thì đừng đọc lan man, hãy chọn ra một chi tiết, đọc cho hiểu cho thông chi tiết, phân đoạn đó, như vậy sẽ có ích hơn rất nhiều so với việc đọc từ đầu tới cuối, rảnh lúc nào là lại tiếp tục đọc phần mình đang đang dừng giữa chừng.
 
Đọc nhanh, nghĩa là đọc hết một cuốn sách trong khoảng 1-2 tiếng đồng hồ, phương pháp này đòi hỏi phải phân loại và lựa chọn sách theo nhu cầu cá nhân.
 
Chẳng hạn, có những cuốn sách không cần phải đọc kĩ từ đầu tới cuối, nếu thấy chương nào hoặc đoạn nào có ích với mình, hãy chọn ra và đọc thật kĩ, còn những phần còn lại có thể đọc lướt qua, đây chính là phương pháp đọc nhanh.
 
Có thể sẽ có người nói đọc nhanh như vậy liệu có học được gì không? Tất nhiên là có thể, với một cuốn sách mà nói, có thể chỉ có 20% nội dung là cốt lõi, 80% nội dung còn lại chỉ là bổ sung hoặc cung cấp thêm luận cứ cho 20% kia, vì vậy, khi chúng ta đọc hiểu, đọc thông 20% nội dung cốt lõi, thứ mà chúng ta thu được hoàn toàn không kém hơn so với đọc cẩn thận một cuốn sách từ đầu tới cuối.
 
Đọc theo chủ đề, nghĩa là đọc sách của cùng một tác giả hoặc cùng một lĩnh vực, đây có thể gọi là phương pháp đọc mở rộng, cũng có thể hiểu là một gia đoạn cao cấp hơn của việc đọc sách.
 
Sỡ dĩ nói đọc sách là con đường tắt dẫn tới thành công nhanh nhất của một người đó là bởi đọc sách tạo ra 3 ảnh hưởng lớn tới người đọc.
 
Thứ nhất, nhận biết bản thân một cách rõ nét hơn.
 
Khi bạn xem đọc sách là một thói quen, nó không chỉ giúp bạn nâng cao nhận thức, tăng thêm kiến thức mà nó còn giúp bạn trả lời được rất rõ nét câu hỏi: “Bạn là ai? Bạn giỏi cái gì? Bạn muốn tạo ra giá trị gì cho xã hội này?
 
Thứ hai, giúp hình thành thói quen tự giác kỉ luật.
 
Muốn hình thành thói quen tốt, có thể bắt đầu từ việc mỗi ngày dành ra 5 phút thời gian đọc kiểu phân mảnh, việc này không chỉ thôi thúc sự tự giác kỉ luật, mà còn ép bản thân ngày một chăm chỉ hơn.
 
Thứ ba, kết hợp “đầu vào” và “đầu ra”.
 
Đọc sách giống như đi du lịch vòng quanh thế giới, giống như đang trò chuyện với một vĩ nhân, đem những thứ đọc áp dụng vào cuộc sống đời thường, đó chính là thứ mà một người đọc sách hướng tới.
 
Bất kể là làm gì, từ công việc cho tới những hoạt động hàng ngày, nếu làm có phương pháp, có trình tự, có khoa học, có logic, mọi việc sẽ suôn sẻ hơn rất nhiều, đọc sách cũng không phải ngoại lệ.
 
Tự khám phá cho mình một phương pháp đọc riêng, rồi bạn sẽ tìm thấy hứng thú ở một việc tưởng chừng như rất khô khan này, quả ngọt mà bạn sẽ được hái chắc chắn cũng sẽ khiến bạn bất ngờ.
 
– Theo Alexx –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *