Cuộc đời của người khác, không cần bạn cứu

Hàng xóm của tôi, Ngô, là một người rất nhiệt tình, nhưng đôi khi, vì quá nhiệt tình, cô lại thường hay cho mình là thầy của người khác.

Cô thường khuyên người thân bán bảo hiểm của mình: “Tìm một nghề nào đó ổn định hơn đi.”

Cô không biết rằng người thân đó của mình phải một mình gánh vác gia đình và chăm sóc con cái. Công việc bán bảo hiểm có thời gian tự do và thu nhập khá là phù hợp nhất với người thân đó của cô. Chưa kể, người thân của cô khi đó đã là giám đốc nghiệp vụ, thu nhập của cô ấy cao hơn nhiều so với nhân viên bình thường của công ty.

Do thường xuyên bị Ngô kích động bằng lời nói, người họ hàng đã bỏ công việc nhân viên bán bảo hiểm và sớm rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi không thể cân bằng giữa việc kiếm tiền và chăm sóc con, cuộc sống cũng trở nên khó khăn hơn. Không chỉ đưa ra “lời khuyên” trong công việc của người thân, cô còn là “người cố vấn” cho đồng nghiệp. Cô thường khuyên nhủ một đồng nghiệp: “Công ty hiện tại hoạt động không tốt, chúng ta cũng nên tìm thêm một công việc nào đó để làm”. Dưới sự khuyến khích của cô, đồng nghiệp đã nhiệt tình bắt đầu khám phá “công việc phụ”.

Nhiều loại “chứng chỉ trình độ chuyên môn xx” và “chứng chỉ quản lý xx” phổ biến trên Internet, hứa hẹn đảm bảo đậu kỳ thi, đảm bảo việc làm sau khi hoàn thành khóa học và nhận trợ cấp của chính phủ.

Ngô thuyết phục đồng nghiệp của mình cùng nhau đăng ký thi, nói rằng thêm một kĩ năng, thêm một bát cơm sắt.

Cả hai đều không xác minh trình độ của công ty được quảng cáo nên đã chi 10 triệu để đăng ký kỳ thi “quản lý xx”.

Tuy nhiên, sau khi trả tiền, “giáo viên trường” chỉ liên hệ để gửi link khóa học để họ học và không hướng dẫn hay sát sao thêm bất cứ vấn đề gì.

Những lời hứa “bao đậu”, “cung cấp việc làm bán thời gian” và “nhận trợ cấp của chính phủ” đều đã biến mất. Việc bảo vệ quyền lợi trong giao dịch trực tuyến không phải là điều dễ dàng bởi lẽ người đăng kí không có đủ thông tin và không thể bảo vệ quyền lợi của mình thông qua các kênh hợp pháp nên số tiền họ bỏ ra sẽ bị lãng phí. Ngô vô cùng hối hận, không chỉ bản thân bị lừa, cô còn kéo cả đồng nghiệp của mình xuống cùng.

Có một câu nói rất hay rằng: “Mọi thứ đều có vật chất và có trường năng lượng riêng. Đừng dễ dàng làm phiền từ trường của người khác và cũng đừng để người khác dễ dàng can thiệp vào từ trường của bạn.”

Bạn không phải là vị cứu tinh và không thể cứu sống người khác. Vấn đề cuộc sống của người khác cần phải được giải quyết bởi chính họ. Bạn có thể giúp đỡ nhưng đừng ép buộc hay can thiệp vào lựa chọn của họ.

“Lời khuyên và chiến lược” của bạn có thể không phù hợp với hoàn cảnh của người khác lúc đó.

Mỗi người đều có từ trường riêng, nó được tạo ra bởi niềm tin, giá trị và mưu cầu của mỗi người. Quá nhiều sự xao lãng và cám dỗ bên ngoài thường là thứ phá vỡ từ trường của chúng ta và khiến chúng ta bối rối. Có thể sống tốt cuộc sống của chính mình là điều trân quý biết bao.

– Theo Diệu Đan – 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *