Từ bao đời nay con người vẫn tự hỏi: “Chúng ta sống vì cái gì?”.
Một số đàn ông theo đuổi phụ nữ, một số phụ nữ lại theo đuổi tiền bạc, một số lại theo đuổi những thú vui khác. Vậy mục đích sau cùng của những cuộc “rượt đuổi” đó là gì? Câu trả lời là: Hạnh Phúc
Aristotle nói: “Hạnh phúc là ý nghĩa và mục đích của cuộc sống, là toàn bộ mục tiêu và mục đích để con người tồn tại.”
Với cái nhìn sâu sắc về lý do tồn tại của chúng ta, vậy tại sao chúng ta không thử hỏi một người được coi là người thông minh nhất lịch sử và xem xem họ nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Nếu tình cờ bạn tra định nghĩa từ “genius” trên Google, bạn có để ý thấy tên một người (Einstein) được liệt kê cùng với một loạt các danh từ trừu tượng khác không?
Công thức cho một cuộc sống hạnh phúc của Einstein
Vài ngày trước khi Einstein qua đời, trợ lý Dukas luôn túc trực bên giường bệnh và chứng kiến ông trải qua những “cơn đau, không thể nhấc đầu lên được.”
Ấy thế mà, vào ngày hôm sau, trước ngày mất của mình, Einstein đã “yêu cầu Dukas lấy kính, giấy và bút chì cho ông. Mặc dù rất đau nhưng ông vẫn cố ghi lại một vài phép tính”.
“Einstein đã cố gắng làm việc lâu nhất có thể. Và khi ông không thể gắng gượng được nữa, ông mới chìm vào giấc ngủ vĩnh hằng” – Walter Isaacson. Thật vậy, trước khi ra đi Einstein đã được làm việc. Và đó cũng là việc mà ông yêu thích nhất.
“Thiên tài là 1% cảm hứng, và 99% đổ mồ hôi.”- Thomas Edison.
Câu này có nghĩa là để đạt được thành công thiên tài cũng phải nỗ lực rất nhiều. Đúng vậy, không phải ngẫu nhiên mà một người có thể trở nên vĩ đại được. Giống như Einstein đã từng nói: “Chỉ có một monomaniac (người đam mê một cái gì đó đến mức độ ám ảnh) mới nhận được thứ mà chúng ta thường gọi là kết quả.”
Vậy nên khi Einstein được hỏi về bí quyết làm sao để có được một cuộc sống hạnh phúc, ông đã nói một cách rất ngắn gọn như thế này:
“Nếu bạn muốn sống một cuộc sống hạnh phúc, hãy xem hạnh phúc là một mục tiêu chứ đừng gắn nó với bất kỳ một người hay một vật nào cả”.
Đây là công thức của Einstein cho một cuộc sống hạnh phúc.
Làm việc — Nơi trú ẩn cuối cùng để tránh khỏi sóng gió cuộc đời.
Hai nhà khoa học vĩ đại nhất lịch sử Newton và Einstein đều sử dụng cùng một công thức khi đối mặt với những sóng gió của cuộc đời.
Năm 1665, bệnh dịch hạch hoành hành ở London. Vì con người chưa từng tận mắt chứng kiến một đại dịch chết người như vậy nên ai nấy đều hoang mang, lo lắng và sợ hãi. Và cũng giống như đại dịch Covid19, rất nhiều trường học và cửa hàng buộc phải đóng cửa.
Trong khi cả thế giới dường như rơi vào bế tắc, Isaac Newton đã áp dụng công thức cho một cuộc sống hạnh phúc của Einstein. Vậy Newton đã làm như thế nào? Ông không gắn cuộc đời mình với một người hay một thứ cụ thể nào cả. Ông chỉ đơn thuần gắn cuộc sống của mình với một mục tiêu trừu tượng. Và kết quả là, trong vòng 18 tháng, Newton khiến cả thế giới phải trầm trồ. Ông đã cách mạng hóa ngành khoa học với định luật vạn vật hấp dẫn.
Sau đó khi được hỏi làm thế nào mà ông có thể khám phá ra định luật hấp dẫn, Newton đã nói rằng: “Bằng cách nghĩ về nó mọi lúc.”
Nói tóm lại, Newton đã cố định cuộc đời mình với một mục tiêu trừu tượng. Và mục tiêu này mãi mãi không thay đổi và cũng không thể đoán trước được kết quả. Nhờ đó, ông đã tìm thấy nơi trú ẩn an toàn để tránh những sóng gió của cuộc đời.
Khi Elsa, vợ của Einstein qua đời, cuộc sống của ông gần như rơi vào bế tắc. Theo Isaacson, ở một khía cạnh nào đó Elsa giống như một người mẹ của Einstein.
Isaacson nói: “Elsa gần như làm mọi thứ cho Einstein. Bà nói cho biết Einstein nên đi đâu và làm gì. Bà đóng gói va li và cho Einstein tiền tiêu vặt. Trước công chúng, bà luôn bảo vệ chồng mình – người đàn ông mà bà gọi là ‘Giáo sư'”.
May mắn thay, công thức cho một cuộc sống hạnh phúc của ông đã giúp chính bản thân ông tìm được một nơi trú ẩn an toàn.
“Miễn là tôi có thể làm việc thì tôi sẽ không phàn nàn. Bởi vì công việc là thứ duy nhất mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của tôi.”- Einstein.
Đặt mục tiêu + Nỗ lực hết mình = Công thức cho một cuộc sống hạnh phúc
Khi tôi hỏi một người đã quy y cửa phật rằng khi đã từ bỏ mọi thú vui trần tục bạn có cảm thấy mọi thứ tốt đẹp hơn không. Ông ta đã trả lời như thế này: “Nó chưa đủ để khiến tôi cảm thấy tốt nhưng nó lại khiến tôi không còn cảm thấy tồi tệ nữa.”
Với những gì mà Einstein đưa ra thì công thức để có một cuộc sống hạnh phúc được đúc kết lại như sau:
“Hạnh phúc” có thể được ví như một siêu mẫu với vẻ hào nhoáng trên sàn diễn. Nhưng sự hào nhoáng đó không phải là thứ khiến cô ta hài lòng. Khi cô ta trở về nhà và cởi bỏ lớp trang điểm, đó mới là lúc cô ấy cảm thấy mãn nguyện nhất.
Hay giống như những gì nhà triết gia Hy Lạp cổ đại Socrates từng nói: “Người giàu nhất là những người hài lòng với số ít nhất”.
Thật vậy, những điều tuyệt nhất trong cuộc sống không còn là “những thứ” nữa mà đôi khi chúng chỉ là một thứ hoặc một vài thứ. Suy cho cùng, chưa có một bàn tay nào chạm được vào tình yêu. Chưa có một con mắt nào nhận ra được sự bình yên. Và chưa có một giác quan nào cảm nhận được những giấc mơ. Đây là công thức cốt lõi để có một cuộc sống hạnh phúc của Einstein.
Con người chúng ta là những sinh vật duy nhất có thể “mơ”. Và cũng là sinh vật duy nhất được thượng đế ban tặng cho “trí óc”.
Có một sự thật khá phũ phàng là con người chúng ta chỉ coi trọng những thứ mà chúng ta phải bỏ tiền ra. Còn những món quà đã có sẵn từ khi chúng ta mới sinh ra như tình yêu và sự chân thành thì lại bị chúng ta coi thường. Chúng ta coi thường chúng nhưng đâu biết rằng chúng có thể giúp con người tìm thấy những ước mơ cực kỳ đáng giá..
Nãy giờ chúng ta lập luận rất nhiều về công thức của Einstein, bây giờ hãy cũng xét một ví dụ cụ thể và kết thúc vấn đề tại đây.
Một trong những người bạn thân nhất của tôi thời đại học đã từng phải chịu nhiều đau khổ. Người yêu thời trung học và vị hôn phu của cô đã bỏ cô để chạy theo một người phụ nữ khác. Bạn tôi đã bị tổn thương nghiêm trọng. Tôi không nói quá đâu, cô ấy thực sự rất đau khổ, Tuy nhiên, bằng cách một nào đó, cô ấy đã có thể vượt qua được chuyện này.
Vậy cô bạn này đã làm gì?
Đơn giản là bạn tôi đã cố gắng vượt ra khỏi bức màn của sự nghi ngờ và sợ hãi. Sau đó cô dồn hết thời gian và sức lực cho việc học của mình. Một năm sau, cô đậu vào Trường Luật Loyola.
Bây giờ, cô bạn của tôi không chỉ có một gia đình hạnh phúc mà còn trở thành một luật sư thành đạt. Nói tóm lại, người bạn của tôi đã sử dụng công thức của Einstein để có một cuộc sống hạnh phúc. Đó chính là bí quyết giúp cô vượt qua sóng gió cuộc đời.
– Theo Mộc Dương –