Jack Ma từng là người giàu nhất Trung Quốc trong nhiều năm, sở hữu khối tài sản 41,5 tỷ USD vào năm 2021. Ông là người sáng lập công ty công nghệ Alibaba, người tạo ra Taobao và Alipay. Ngoài ra, ông còn là người sáng lập tập đoàn công nghệ tài chính lớn nhất thế giới The Ant Group. Có thời điểm, giá trị của Alibaba đã vượt qua vô số công ty Hoa Kỳ, chỉ sau “ba ông lớn” Apple, Google và Amazon.
Jack Ma được mệnh danh là “gã điên công nghệ” quả không sai do sở hữu sự nghiệp lừng lẫy gây dựng từ tay trắng mà còn vì nhiều “phát ngôn gây sốc” về triết lý kinh doanh và bí quyết thành công. Tâm sự về bí kíp tạo nên sự thành công vang dội ở Trung Quốc cũng như toàn cầu, Jack Ma đã gây sốt giới kinh doanh nhờ một triết lý mà ông rút ra về điều khác biệt tạo nên sự giàu có và nghèo khó của con người.
Ta cứ tưởng người giàu có, tầng lớp thượng lưu là những người khó chiều, hay có lắm yêu cầu. Điều này có thể đúng, tuy nhiên, Jack Ma lại có lối suy nghĩ hoàn toàn ngược lại số đông khi ông cho rằng người khó chiều nhất là người nghèo.
Jack Ma: “Người khó chiều nhất là người nghèo”
Cho họ miễn phí, họ nghĩ đó là cái bẫy.
Nói với họ đó là một khoản đầu tư nhỏ, họ sẽ nói là họ không kiếm được nhiều từ nó.
Bảo họ đầu tư lớn đi, họ sẽ nói không có tiền.
Bảo họ thử những thứ mới, họ sẽ nói không có kinh nghiệm.
Bảo họ đó là một ngành kinh doanh truyền thống, họ sẽ nói khó làm lắm.
Bảo họ đó là một mô hình kinh doanh mới, họ sẽ nói nó là đa cấp.
Bảo họ điều hành một cửa hàng, họ sẽ nói như vậy không tự do.
Bảo họ điều hành một công việc kinh doanh mới, họ sẽ nói họ không có chuyên môn.
Muốn có sức khoẻ tốt mà ăn nhậu vô độ.
Họ có một vài điểm chung: thích hỏi Google, lắng nghe những người tiêu cực như họ. Họ nghĩ nhiều hơn cả một giáo sư đại học và làm ít hơn cả một người mù. Chỉ cần hỏi họ xem họ có thể làm gì, họ sẽ không thể trả lời được.
Kết luận là:
Thay vì để tim bạn phải đập nhanh hơn, tại sao không hành động nhanh hơn
Thay vì chỉ nghĩ về nó, tại sao không làm gì đó để đạt được nó.
Như vậy, không “dám nghĩ dám làm” là điều làm nên những người nghèo. Bạn có thể nghèo tài sản, nghèo vật chất, nhưng không được phép nghèo ý chí. Cứ mãi đổ lỗi cho khó khăn, hoàn cảnh nghèo nàn và thiếu nguồn lực, bạn sẽ mãi chỉ là một tên đớn hèn, vô dụng và thất bại.
Bởi suy nghĩ luôn dè chừng, lo sợ người khác khiến những người nghèo mãi vẫn nghèo và để phục vụ được họ thật sự là một bài toán nan giải. Luôn luôn biện minh cho hoàn cảnh là tự phủ nhận tài năng của bản thân mình.
Những điều mà Jack Ma nói về người nghèo không hề vô lý mà nó được đúc kết từ những trải nghiệm thực tế trong suốt quãng thời gian kinh doanh của ông. Ông đã gặp và va chạm với rất nhiều người để nhận thấy rõ được điều ấy. Những người nghèo luôn suy nghĩ, tính toán rất nhiều nhưng điều đó lại cản trở công việc của họ và họ không thể thoát nghèo.
Chính vì vậy, nếu muốn trở nên giàu có hãy hành động nhanh hơn nhịp đập của trái tim, hãy làm và làm để đạt được những ước mơ thay vì chỉ suy nghĩ về nó một cách mông lung.
Bạn thấy đấy, theo như phân tích của Jack Ma người khó chiều nhất chính là người nghèo. Vì vậy, khi kinh doanh, bán hàng cho họ hãy thật cẩn thận và chú ý thật nhiều với những người này.
Bên cạnh những suy nghĩ về người nghèo, Jack Ma còn chia sẻ: “Bốn lý do chính khiến mọi người thất bại trong cuộc sống đó là: Không nhận ra cơ hội, Xem nhẹ cơ hội, Thiếu hiểu biết và Hành động chậm. Trên đời này, chỉ có người không dám nghĩ, không dám làm chứ không có việc gì là không thể làm được. Chiều sâu của tham vọng sẽ quyết định tương lai của một người”.
– Theo Thu Ngân –