Chia Tay Tôi Rất Buồn Nhưng Vẫn Phải Kiên Cường Bước Tiếp – 5 cách để chữa lành tâm hồn bị tổn thương sau khi chia tay

Chia Tay Tôi Rất Buồn Nhưng Vẫn Phải Kiên Cường Bước Tiếp

5 cách để chữa lành tâm hồn bị tổn thương sau khi chia tay

Có rất nhiều sự kiện trong cuộc sống khiến chúng ta cảm thấy đau khổ tột cùng. Một trong số đó là việc đổ vỡ của một mối quan hệ. Sau khi chia tay, bạn sẽ cảm thấy sốc, cảm thấy đau giống như là vừa bị tai nạn giao thông. Và nỗi buồn, sự nhớ nhung và sự cô đơn, vắng lặng sẽ xâm chiếm tâm hồn bạn nhiều ngày sau đó. Khiến cho bạn sống ủ rũ, vật vờ, chẳng thiết làm gì, giống như bạn đã chết, mọi thứ xung quanh bạn sụp đổ…

Rồi bạn sẽ nhớ lại những kỉ niệm xưa cũ và tự dằn vặt mình vì đã bỏ lỡ những điều chưa kịp làm với người cũ….

Nỗi đau của bạn là thực

Việc chia tay sẽ khiến cho bạn phải trải nghiệm nỗi đau khổ cả về thể xác lẫn tinh thần. Nó rất dữ dội. Đặc biệt ở phụ nữ thì chia tay có thể gây đau tim và khó thở

Mặc dù tại thời điểm chia tay bạn đã rất đau khổ rồi nhưng việc phục hồi di chứng sau khi chia tay là điều còn khó khăn hơn nhiều, chưa kể có thể dẫn đến khả năng mắc bệnh trầm cảm nghiêm trọng, cũng như các vấn đề về sức khỏe khác.

Vì vậy bạn cần có kế hoạch để chăm sóc chính mình để hồi phục bản thân. Các lời khuyên sau đây có thể hữu ích trong quá trình phục hồi đó

 

LỜI KHUYÊN TỪ NGƯỜI ĐÃ TRẢI QUA CUỘC ĐỔ VỠ

…1… Trải lòng với người bạn tin tưởng

Một trong những cách hữu hiệu nhất để giải tỏa tâm trạng đau buồn sau khi chia tay là chia sẻ những cảm xúc, nỗi đau của bạn với người bạn coi là thân thiết và có sự tin tưởng cao. Sau khi chia tay thì đó là quãng thời gian vô cùng khủng khiếp với biết bao suy nghĩ nổi lên, bạn sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và trống vắng, cần nơi nương tựa và cần người lắng nghe, thấu hiểu

Vì vậy việc bạn tâm sự với người thân thiết không chỉ giúp cho bạn được giải tỏa nỗi niềm, mà nó còn là thuốc giảm đau tự nhiên, giúp cho bạn sắp xếp lại những ý nghĩ và cảm xúc còn lộn xộn trong tâm trí và tâm cảm. Đặc biệt nếu có thể khóc trước người mình tin tưởng thì chắc chắn ngay sau đó bạn sẽ nhẹ lòng đi rất nhiều

Vì khóc là thấu hiểu nỗi đau mà không cần lời nói

…2… Cứ thoải mái hét to lên rằng TÔI RẤT BUỒN

Nếu bạn buồn, vậy cứ buồn đi. Nếu bạn muốn khóc, vậy cứ khóc đi. Hãy thành thật với cảm xúc của mình trong từng giai đoạn sau cuộc chia tay. Hãy đối mặt với những nỗi đau đó

Đừng cố gắng gồng mình lên để thể hiện rằng mình vẫn ổn. Càng làm vậy bạn càng xây dựng lên một bức tường thành vững chắc và dày trong nội tâm của chính mình, khiến cho bạn ngày càng tổn thương thêm. Từ đó khiến bạn cứ mãi mang những tổn thương đó tới các mối quan hệ tiếp theo, và trút nỗi tổn thương đó lên người mới. Bạn sẽ lặp lại vết xe đổ, có xu hướng áp đặt những mong muốn của mình nảy sinh sau đổ vỡ với người cũ lên người mới, thay vì tập trung vào thấu hiểu người mới

Hãy kiên nhẫn để cho bản thân thời gian để buồn bã, để thấu hiểu nội tâm của chính mình

Sau cơn giông chắc chắn là một biển nắng. Hãy im lặng chìm lắng vào trong chính mình, rồi bạn sẽ tìm thấy nắng ấm, và con tim khi đó sẽ bình yên trở lại

Chia tay là mất mát, nó sẽ khiến bạn vụn vỡ. Nhưng đấy lại là cách duy nhất để bạn thoát ra khỏi nó để tìm về miền bình yên

 

…3… Trò chuyện với người cũ ư? Hãy cân nhắc

Hẳn là sau khi chia tay ai cũng muốn có một cuộc nói chuyện cuối cùng để thẳng thắn được nghe nguyên nhân gây ra sự tan vỡ cũng như bày tỏ toàn bộ các cảm xúc bị dồn nén. Tuy nhiên hãy cân nhắc điều này bởi có thể đối phương không sẵn sàng tham gia hoặc có thể điều này quá sức với bạn. Bởi có thể sự thật sẽ không như những gì bạn nghĩ hay mong muốn. Và điều này thật nguy hiểm khi bạn chưa thực sự hồi phục sau sự đổ vỡ

Bên cạnh đó cuộc gặp gỡ có thể sẽ trở thành một cuộc cãi vã, trách móc, khiến cho tình hình lại càng trở nên tồi tệ, bởi khi đó bạn thật khó để có thể tỉnh táo và kiểm soát được cảm xúc của mình. Vì vậy giải pháp tốt nhất là hãy thử tưởng tượng ra một cuộc trò chuyện, và khi đó hãy thể hiện, hãy chân thành với toàn bộ những suy nghĩ và cảm xúc của chính mình. Sau đó hãy nói lời tạm biệt và tiếp tục bước đi

…4… Đặt lưng xuống nằm ngủ, rồi nỗi buồn sẽ vơi

Giấc ngủ có thể chữa lành được tổn thương, giúp bạn bớt căng thẳng. Khi ngủ, những tổn thương trong ngày của bạn được dồn vào một khu vực của vùng não, và điều đó giúp não bạn hồi phục khi tỉnh dậy.

Tuy nhiên đối với những cuộc chia tay quá đỗi đau khổ thì việc ngủ lại khó đem lại kết quả như mong muốn. Bởi sự đau đớn, những suy nghĩ ám ảnh và luôn vang lên trong đầu bạn sẽ khiến bạn không thể ngủ được. Nếu ngủ được cũng khó ngủ sâu giấc, dễ bị thức dậy sớm. Vì vậy khi tỉnh dậy đầu bạn sẽ bị đau như búa bổ. Vì vậy thử set lịch ngủ đều đặn và có kỉ luật. Đồng thời bạn có thể tập thể dục trước khi đi ngủ bằng các động tác hít vào, thở sâu và thư giãn thân thể. Điều đó giúp bạn kiểm soát căng thẳng và các cảm xúc tức giận diễn ra trong ngày và từ đó cải thiện được giấc ngủ của bạn.

…5… Tập thể dục cho thân thể dẻo dai, tinh thần sảng khoái

Hãy vận động thân thể, đi ra hít khí trời, lắng nghe tiếng chim hót, tiếng nước chảy và tắm mình trong ánh nắng dịu nhẹ. Điều đó sẽ giúp bạn đối phó với stress và gạt bỏ đi những suy nghĩ đang cuồn cuộn chảy trong đầu mình

Hãy đứng dậy và đừng nhốt mình trong phòng kín quá lâu.

Ra ngoài dưới bầu trời bạn sẽ bớt tiêu cực và trở nên lạc quan hơn

Đây là những lời khuyên vô cùng hữu ích cho bạn khi bạn kết thúc một mối quan hệ. Hãy tự cho phép bản thân có thể trải nghiệm những cung bậc cảm xúc sau khi chia tay và dần dần trở nên tỉnh táo, lý trí để xử lý những phần còn lại của tâm cảm

Đừng sợ! Cho dù cuộc chia tay có thể làm bạn buồn đến mức nào nhưng cũng không thể cản bước chân bạn tiếp tục tiến về phía trước

Khi một cánh cửa đóng lại, sẽ có một cánh cửa khác mở ra. Hãy lạc quan!

Chúc bạn lành lặn trái tim và kiên cường hơn sau mỗi cuộc đổ vỡ!

 

Dành tặng các cô gái muốn tuyệt vời và thông minh hơn trong tình yêu: http://bit.ly/dontimchang

James Biết Tuốt

– OOPSY – Cộng đồng dành cho những người đam mê tâm lí học và tâm lí trị liệu –  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *