Bài viết dưới đây là chia sẻ của Lý Khương Hạ (1990) đã được lan truyền rộng rãi trên diễn đàn Zhihu của Trung Quốc khi một chủ đề liên quan đến tuổi 30 “nổ” ra và thu hút nhiều sự chú ý.
Tuổi 30 là một bước ngoặt trong cuộc đời của mỗi người. Không chỉ mang ý nghĩa trưởng thành về trí tuệ mà còn là giai đoạn chuyển mình của mỗi người. Trong nửa đầu cuộc đời, chúng ta ra sức làm phép cộng để cuộc sống có nhiều cơ hội hơn.
Song sau tuổi 30, bạn cần học cách đơn giản hoá cuộc sống, giảm bớt gánh nặng. Chỉ bằng cách lọc bỏ những dư thừa, bạn mới có thể dễ dàng tiến nhanh về phía trước. Trong bộ phim Breakdown có câu thoại “Cách hiệu quả nhất để làm cho cuộc sống hạnh phúc là lọc bỏ những thứ không cần thiết, không phù hợp và không thoải mái”.
Vì thế nhiều người vẫn thường nói rằng tuổi 30 giống như một tách trà nóng trên tay. Muốn được thưởng thức trà ngon, bạn cần học cách chắt lọc.
1. Lọc các mối quan hệ
Nhà tâm lý học Robin Dunbar tin rằng một người chỉ có thể duy trì liên lạc ổn định với hơn 150 người trong đời. Trong đó, số người thực sự là bạn thân sâu sắc chỉ có 20 người. Vì thế bạn cần học cách sàng lọc vòng tròn bạn bè của mình để cắt bỏ những quan hệ không còn phù hợp. Trong tình bạn, chất lượng cần được chú ý hơn số lượng.
Kết giao với những người bạn tốt giống như đọc được cuốn sách hay. Một người bạn đồng hành tốt là người luôn biết cách làm bạn cảm thấy thoải mái. Một số khác lại khiến bạn trở nên thú vị và thu hút. Nhiều người đem đến cho bạn cảm giác yên tâm tuyệt đối khi kề bên. Những người bạn này thực sự là món quà giúp bạn có thể vừa đi nhanh, vừa đi được đường dài trong suốt hành trình cuộc đời của mình.
2. Lọc các mục tiêu sống
Nhà khoa học thành công người Mỹ đã tiến hành một cuộc khảo sát và phát hiện ra rằng: Chỉ 3% số người có mục tiêu rõ ràng, trong khi đó 97% số người còn lại có mục tiêu không rõ ràng hoặc không có mục tiêu nào.
10 năm sau, ông tiến hành điều tra lại. Ông cho biết 3% những người có mục tiêu đã có kế hoạch chi tiết cho cuộc sống của mình và đạt được một số thành công nhất định. Với 97% người không có mục tiêu rõ ràng, ngoại trừ tuổi tác, cuộc sống của họ vẫn không có nhiều cải thiện so với 10 năm trước.
Zuckerberg từng nói: “Mục đích thực sự của một người là biết ý thức về những gì mình muốn”. Vì thế trước khi bước sang ngưỡng cửa 30, bạn cần học cách kết hợp lợi thế của bạn thân, lập ra mục tiêu dài hạn cho riêng mình. Khi đã có mục tiêu phù hợp, bạn sẽ tìm ra những cách thức phù hợp để từng bước thay đổi cuộc sống của chính mình.
3. Lọc những cảm xúc tiêu cực
Đứng trước ngưỡng cửa 30, với bộn bề cuộc sống, ai cũng mang trong những năng lượng tiêu cực. Khi trên người càng nhiều thứ bực tức, bạn dễ bị suy sụp dù một tác động nhỏ. Bởi một khi cảm xúc bùng cháy, chuyện nhỏ cũng thành chuyện lớn, cuối cùng làm xáo trộn cuộc sống yên bình.
Nhà tâm lý học người Mỹ Tonny Robbins cho rằng: “Chìa khóa của cuộc sống là biết chế ngự sức mạnh của nỗi đau và không được phép để nó chống lại”.
Đối mặt với những khó khăn của cuộc sống và đối phó với chúng một cách bình tĩnh, bạn mới năm chắc cuộc sống của mình trong tay.
Sau tuổi 30, bạn cần học cách chắt lọc những cảm xúc tiêu cực đó. Khi bực tức đồng nghiệp, bạn có thể chạy bộ xuống cầu tháng để nỗi thống khổ tuôn thành mồ hôi. Mỗi lúc buồn, bạn hãy thử đọc một cuốn sách hay xem một bộ phim hay miễn sao là chuyển sự chú ý của bản thân sang lĩnh vực yêu thích. Chỉ bằng cách giữ bình tĩnh, chúng ta mới có thể đối phó với những khó khăn và sống thoải mái.
4. Lọc những ham muốn vật chất
Bậc thầy truyện tranh Cai Zhizhong đã sở hữu xe hơi và những căn nhà sang trọng ngay khi còn trẻ. Dẫu vật chất ngày càng nhiều nhưng trong lòng ông lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi.
Tự mình gỡ rối những vướng mắc của bản thân, ông nhận ra rằng khi chạy theo những giá trị vật chất thì những ham muốn đó cũng đang chiếm hữu bạn. Vì vậy ông bắt đầu giảm bớt nhu cầu vật chất và dành hết năng lượng còn lại để đọc, viết, vẽ tranh và sống một cuộc đời giàu có về tinh thần.
Như Epicurus từng nói: “Những người không thể hài lòng với những điều nhỏ nhặt thì không không có số lượng lớn nào giúp họ có thể hài lòng”.
Khi còn trẻ chúng ta luôn khao khát sở hữu nhiều giá trị vật chất song đến lúc trải nghiệm đủ, bạn sẽ thấy: Sự gia tăng của cải vật chất không mang lại nhiều hạnh phúc như bạn nghĩ. Đôi khi nó có thể khiến con người rơi vào dục vọng khó có thể thoát được.
Vì thế, khi đứng trước ngưỡng cửa 30 tuổi hãy học cách sống khiêm tốn, kiềm chế ham muốn vật chất. Khi vấn đề dần trở nên đơn giản, bạn có thể theo đuổi sự phong phú bên trong, từ đó khiến cuộc sống trở nên có giá trị hơn.
– Theo Đinh Anh –