Biết mình là ai, bạn sẽ càng ưu tú và xuất sắc hơn

Peter Drucker, chuyên gia hàng đầu thế giới về tư vấn quản trị, từng nói:
 
“Trước tiên bạn phải có một nhận thức sâu sắc về chính mình – không chỉ phải nhận thức rõ ưu điểm và khuyết điểm của bản thân, còn cần phải học cách học hỏi thêm nhưng tri thức mới và cách làm việc nhóm, đồng thời càng cần phải biết giá trị quan của bản thân là gì, mình có thể cho ra những cống hiến lớn lao nhất ở lĩnh vực, phương diện nào. Bởi lẽ chỉ khi bắt đầu với sở trường của mình, bạn mới tỏa sáng.”
 
Chỉ một câu nói nhưng lại mang tới gợi ý to lớn giúp mọi người biết cách làm sao để tỏa sáng trên con đường sự nghiệp của mình.
 
Trước tiên, bạn phải hiểu mình, biết đâu là sở trường của mình, đâu là sở đoản của mình, có như vậy mới có thể có những phán đoán sáng suốt về bản thân.
 
Đừng cho rằng việc này rất đơn giản, trên thực tế, rất ít người thực sự biết mình là ai, trong khi phần lớn bi kịch của mỗi người lại tới từ việc không nhận thức được bản thân, luôn tự dối gạt mình.
 
Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng, “biết ta” là cửa lớn dẫn tới con đường tỏa sáng, có “biết ta” thì mới thắng được “ta”, có thắng được “ta” rồi mới có thể nhận thức được hiện trạng, thay đổi hiện trạng, rồi từ đó có ý thức tiến bộ.
 
Dẫu sao thì một con ếch ở dưới đáy giếng sẽ không bao giờ biết được thế giới ngoài miệng giếng to lớn tới đâu.
 
Rất nhiều người bận rộn nửa đời, lãng phí rất nhiều thời gian và sức lực, nhưng lại chẳng thu được kết quả lớn lao gì, nguyên nhân phần lớn là bởi họ không biết tìm nguyên nhân từ chính mình.
 
Nhậm Chính Phi, ông chủ của tập đoàn Huawei là một người rất hiểu rõ bản thân, thành công của Huawei tới từ nhưng nhận định khách quan của ông với năng lực của chính mình để từ đó đưa ra những lựa chọn sáng suốt.
 
“Ưu thế lớn nhất của tôi là sự nhanh nhạy về mặt logic thay vì ngoại ngữ. Nếu dành nhiều thời gian đi thực hành ngoại ngữ, sự nhanh nhạy về logic của tôi sẽ bị kém đi. Tôi từ bỏ việc nỗ lực học ngoại ngữ để phát huy ưu thế của mình, lựa chọn này là chính xác. Đối với tôi mà nói, mặc dù tiếng anh tốt có thể giúp tôi oai phong hơn khi đứng trước mọi người, nhưng giá trị đóng góp của tôi với xã hội cũng sẽ khác đi chứ không được như bây giờ.”
 
Nhậm Chính Phi từng lấy việc học ngoại ngữ như một ví dụ để minh họa cho sự đúng đắn của việc tập trung vào thế mạnh của mình. Bởi vì cuộc sống của ông tập trung vào một hướng cụ thể, ông đã đạt được những kết quả đáng kể.
 
Cả đời Nhậm Chính Phi không có sở thích gì, ông tự định vị mình là “con người của tổ chức”, ông từ bỏ chủ nghĩa anh hùng, không thích xuất đầu lộ diện, hàng chục năm chỉ ở trong công ty, viết văn kiện, sửa tài liệu, không ngừng nghiên cứu, tập trung cao độ cho quản lý tập đoàn, vì vậy, ông đạt được thành tựu lớn lao.
 
Điều mà chúng ta học được ở đây đó là đừng theo đuổi sự hoàn hảo, đừng ép mình phải giỏi mọi thứ để cho bằng người nọ người kia, quan trọng nhất là hãy tiên lượng, đánh giá bản thân một cách chính xác.
 
Có biết mình là ai, mới rõ được giới hạn của mình, mới thấy được, thừa nhận và tán thưởng ưu điểm của người khác, đây là tố chất cơ bản của một nhà quản lý, một người nên được nghiệp lớn.
 
Rất nhiều nhà khởi nghiệp họ đều rất thông minh, rất tài giỏi, nhưng đòn chí mạng duy nhất của họ là không thể dung nạp người khác, họ không muốn thừa nhận người khác giỏi hơn mình, đặc biệt là với đối tác và thậm chí là cả với nhân viên.
 
Điều này khiến họ chỉ quan tâm tới nghiệp vụ cụ thể, không để ý tới người khác, tự cao tự đại, tự cho mình là trung tâm, biến sự nghiệp thành sân khấu của mình mình, một mình diễn đơn ca.
 
Tự hỏi mình xem, đã bao lâu rồi chúng ta không học thêm một kiến thức mới nào đó? Khi làm việc nhóm, mâu thuẫn có phải tồn tại rất nhiều hay không?
 
Đừng để mình chỉ dừng lại ở tầng “Good”, “Good” chính là kẻ địch của việc trở nên xuất sắc, trở nên ưu tú hơn nữa.
 
Đừng đắm chìm, tự mãn với trình độ hiện có của mình, muốn trở nên xuất sắc, muốn trở thành người đi đầu, kẻ tiên phong, bạn phải có một tấm lòng rộng lớn, một chí hướng cao vời, một sự cầu tiến và tinh thần luôn muốn tiến lên.
 
Alibaba có một slogan rằng “Biểu hiện tốt nhất của ngày hôm nay là yêu cầu thấp nhất của ngày mai”, luôn theo đuổi sự phi phàm, sự cầu tiến, là một trong những nhân tố tạo nên các tập đoàn lớn mạnh.
 
Ngoài tự hiểu rõ bản thân ra, chúng ta còn cần có một giá trị quan, có nghĩa là đầu bạn nghĩ cái gì, tư tưởng của bạn là gì, những điều này sẽ quyết định bạn là ai.
 
Người ưu tú ắt có một niềm tin vững chắc, dù rơi vào hoàn cảnh nào, họ cũng luôn kiên trì với giá trị quan, với con đường mình đã chọn.
 
Muốn xuất sắc, muốn hơn người, phải giỏi chịu khổ, chịu được cô đơn, chịu được thách thức, không có một niềm tin vững chắc, làm sao có thể vượt qua được nhiều chuyện như vậy?
 
Biết mình là ai, có một niềm tin vững chắc, tập trung đi phát huy ưu thế, tạo ra cống hiến cho xã hội, bạn có thể giải quyết được vấn đề lớn tới đâu, tạo ra được bao nhiêu giá trị cho thế giới, bạn sẽ ưu tú, sẽ xuất sắc bấy nhiêu.
 
– Theo Alexx –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *