Tôi luôn luôn nói về vấn đề này với bạn bè và người thân của mình: “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Thực ra, nếu đặt ở tầng tâm lý thì nó cũng chính là định luật rượu và nước bẩn mà chúng ta vừa nói ở trên.
Trông có vẻ là một đạo lý vô cùng giản đơn, nhưng rất nhiều người trong chúng ta lại bị người xung quanh đồng hóa, rồi dần dần đánh mất đi nguyên tắc và tiêu chuẩn của mình, một chuyện dường như có vẽ rất dễ làm, tới cuối cùng lại chẳng dễ như vậy. Đáng sợ nhất đó chính là một người không có tư tưởng của riêng mình, một người nếu ngay cả năng lực tư duy độc lập cũng không có thì làm sao mà nói tiếp được tới chuyện sau này?
Ngày còn học đại học, tôi có một người bạn B, chính là kiểu “không biết tư duy” điển hình. Cô ấy và một người bạn A chung phòng kí túc, A ngủ dậy, B cũng dậy theo; A đi ăn cơm, B cũng đi ăn cơm; A đau bụng không đi ăn, B hôm đó cũng nhịn; A chơi điện tử, B cũng chơi cùng; A không muốn học bài, B lại ngồi lướt mạng…
Thật ra thì những trường hợp như này trong cuộc sống có lẽ cũng không phải là hiếm. Có những người chỉ biết trông chờ và làm theo người khác. Nếu A là người yêu học hành, vậy B có lẽ sẽ học hành tốt hơn, nhưng nếu A không phải người chú tâm trong chuyện học hành thì sao? B sau này liệu có quay trở lại trách ngược cô bạn kia?
Rất nhiều chuyện trong thời gian ngắn ta chưa thể nhìn ra kết quả, nhưng sau một khoảng thời gian, nó sẽ trở nên rất rõ nét. Nếu bạn cứ giữ cái trạng thái làm theo người khác như vậy, bản thân sẽ rất dễ mất đi chính kiến, tư duy. Nói như vậy không phải để khuyên mọi người không kết bạn, mà là để bạn biết rằng, nhất định phải có cho mình tư duy và mục tiêu phấn đấu riêng. Nếu cứ chỉ biết nhìn theo người khác, bạn sẽ chỉ ngày một lạc hướng trên con đường của mình mà thôi.
– Theo Thiên Vy –