Shen Juyun, một học giả nhà Thanh từng nói: “Đời người dại dột nhất là sống mãi trong lỗi của chính mình, ác độc nhất là luôn tìm lỗi từ người khác”.
Những người chưa tìm hiểu nguyên nhân từ chính mình đã vội bắt bẻ ngược lại người khác thì thật là thiển cận.
Trên đường đời, mỗi người đều sẽ mang theo hai gánh nặng. Thứ nhất là sai sót của chính mình, thứ hai là lỗi lầm của người khác.
Nhiều người thường cố tìm lỗi của người khác, nhưng lại dễ dàng phớt lờ lỗi lầm của mình sau lưng.
Một triết học gia đã viết câu chuyện thế này:
Có ba con chuột dự định trộm dầu về ăn. Chúng bàn nhau sẽ chồng lên thành hình cột để dễ lấy.
Nhưng vừa trèo lên thì không may chai dầu bị hất đổ, khiến chúng hoảng sợ bỏ chạy tán loạn.
Sau khi trở về ổ, ba con chuột bắt đầu đùn đẩy trách nhiệm.
Con chuột trên cùng nói: “Tại con chuột giữa động đậy nên tôi mới làm đổ chai dầu”.
Con chuột ở giữa nghe vậy liền biện minh: “Là do con chuột dưới cùng đột nhiên di chuyển đấy chứ”.
Con chuột bên dưới cũng không chịu thua: “Tôi nghe thấy tiếng mèo kêu bên ngoài…”.
“Tâm lý chuột” này là mẩu chuyện châm biếm và xuất hiện nhiều trong đời sống xã hội.
Trong “Luận ngữ” có câu: “Kẻ tiểu nhân vô tội, người quân tử có tội”.
Nghĩa là người ác thì luôn cho rằng mình sai do kẻ khác, còn người chân thành thì luôn tự nhận lỗi về mình.
Một người khôn ngoan sẽ không bao giờ làm như vậy, bởi vì chỉ có kẻ bất tài mới mang thói quen tìm lý do từ bên ngoài che đậy lỗi lầm của bản thân.