Hiệu ứng con cua – Những người độc hưởng “ánh đèn sân khấu”

Thế nào là hiệu ứng con cua?
 
Ở đây có lẽ nhiều người đã từng tự mình bắt cua. Khi bắt được cua mà ném vào sọt tre, cua sẽ dễ bò ra ngoài. Vì vậy ta cần tìm một cái nắp đậy lại ngay. Tuy nhiên, sau khi cho nhiều cua vào với nhau, dù không che đậy, cua cũng sẽ không bò ra ngoài nữa.
Tại sao lại thế?
 
Đây là đặc điểm của chúng, thường thì sức mạnh một người yếu thế hơn một nhóm người. Nhưng đối với loài cua thì ngược lại, một con cua còn có sức mạnh nhiều hơn một nhóm cua.
 
Nghe thật vô lý, tại sao số lượng cua càng lớn thì sức lực của chúng lại càng nhỏ và không thể leo ra ngoài? Đây chính là điều chúng ta cần lưu ý.
 
Loài cua được xem là rất ích kỷ, không có tinh thần đồng đội. Tập tính của chúng là đánh nhau khi có một con khác ở đó. Nếu có càng nhiều cua, chúng sẽ tấn công lẫn nhau và vì thế không thể trèo ra ngoài được.
 
Khi một con cua đang muốn leo lên, “người bạn đồng hành” của nó sẽ dùng hai chiếc càng lớn để kéo nó xuống, chúng không hề nhường đường cho nhau.
 
Đó là loại tư duy 1 + 1 < 1.
 
Nói theo thực tế, có nhiều người khi thấy người khác sống tốt hơn mình, họ sẽ mất cân bằng tâm lý. Và thể hiện rõ điều đó ở việc tìm cách kéo đối phương đi xuống, làm những việc ngu xuẩn hòng làm tổn thương người khác.
 
Lòng dạ hẹp hòi, không có tinh thần hợp tác để đôi bên cùng có lợi, chỉ thích độc hưởng “ánh đèn sân khấu”, thích thể hiện mình hơn người, có tư duy “tôi giỏi, bạn phải kém hơn tôi”… Đây là những người có tư duy kém cỏi, không phục kẻ mạnh, thích đạp kẻ yếu.
 
Người như vậy thường dễ bị nhiều người xa lánh, đồng thời cũng tự hại mình mất đi nguồn lực giúp đỡ từ người xung quanh.
 
– Theo Cẩm Thi –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *