Charles Gidlin nói: “Phát hiện vấn đề luôn quan trọng hơn giải quyết vấn đề, viết ra vấn đề một cách rõ ràng là bạn đã giải quyết được một nửa.”
Ở Mỹ, có một câu chuyện nổi tiếng như sau:
Một ngày nọ, Steinmenz được Ford yêu cầu sửa chữa động cơ. Do động cơ bị hỏng nên toàn bộ dây chuyền sản xuất ô tô bị dừng lại, công ty đã cử nhiều kỹ sư đi sửa nhưng tất cả đều bó tay.
Steinmenz không nhanh không chậm, chăm chú quan sát và dò dẫm động cơ khá lâu. Sau đó vẽ lên một đường ở một vị trí và nói: “Ở đây thiếu một vòng cuộn cảm”, sau khi thay mới cuộn cảm, động cơ quả thực đã hoạt động được trở lạ.
Giám đốc rất mừng hỏi Steinmenz lấy phí sửa bao nhiêu, Steinmenz đáp: 10000 USD. Một trăm năm trước, lương tháng của một kỹ sư thuộc hàng top của Ford mới chỉ là 5 USD.
Thấy mặt vị giám đốc biến sắc, Steinmenz quay người viết một tờ hóa đơn: một nét vẽ, 1 USD; biết nên vẽ ở đâu, 9999 USD.
Sau đó, chủ tịch của Ford không chỉ đồng ý trả cho Steinmenz mức chi phí đó mà còn đưa ra một mức lương vô cùng hấp dẫn mời Steinmenz về làm cho mình.
Thực ra, mỗi một kĩ sư đều biết một động cơ cần 20 vòng cuộn cảm, có điều Steinmenz lại là người duy nhất biết nó bị thiếu ở chỗ nào.
Nhiều khi, khi thấy người khác giải quyết vấn đề một cách đơn giản, ta luôn nói thực ra mình cũng có thể làm được. Nhưng, vì sao người đó mãi không phải là bạn?
Albert Einstein đã đưa ra câu trả lời: “Bởi lẽ giải quyết vấn đề chẳng qua cũng chỉ là dùng vài thuật toán hoặc kinh nghiệm, còn phát hiện đề mới là điều khó khăn và quan trọng hơn”.
Chúng ta mỗi khi gặp vấn đề đều sẽ cuống cuồng lên xoay bên nọ bên kia tìm cách giải quyết, nhưng lại không nỡ dành ra một phút để ngồi tĩnh lại suy nghĩ về vấn đề.
Người thông minh, lợi hại, không phải là người hành động đầu tiên mà là người phát hiện ra vấn đề nhanh nhất.