Mỗi ngày chúng ta có khoảng 70.000 ý nghĩ và những ý nghĩ này ảnh hưởng đến mọi cảm xúc cũng như các lựa chọn của chúng ta. Dù bạn không thể hạn chế những suy nghĩ cứ tự động xẹt qua bộ não của mình nhưng bạn có thể làm chủ cách mà mình phản ứng lại những suy nghĩ đó.
Bạn thiếu tự tin, lo lắng không ngừng về những thứ mà mình không thể kiếm soát, chần chừ trước những điều tiêu cực, nó sẽ rút hết những sức mạnh tinh thần mà bạn có lúc tốt nhất. Thay đổi những suy nghĩ vô ích của bạn, cự tuyệt việc dây dưa vào những điều tiêu cực, và chủ động hướng bộ não của mình đến những suy nghĩ khác, dù bằng bất cứ cách nào có thể giúp bạn luyện tập sức mạnh cơ bắp tinh thần (một tinh thần thép).
Bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi bạn quyết định lựa chọn việc kiểm soát các cuộc độc thoại ẩn giấu bên trong con người mình. Và khi bạn càng trở nên mạnh mẽ, bạn càng có nhiều khả năng trải nghiệm những cách tư duy tốt hơn, hiệu quả hơn. Đó là một chu trình tích cực mà bạn có thể tạo ra bằng việc chủ tâm thay đổi cách bạn suy nghĩ.
Dưới đây là 7 chiến lược giúp bạn suy nghĩ như một người có tinh thần mạnh mẽ:
1. Thay thế suy nghĩ BLUE bằng suy nghĩ thực tế
Đôi khi chúng ta trải qua những nhận thức méo mó (những suy nghĩ không hợp lý và không chính xác). Và trong khi có nhiều loại méo mó, thì từ viết tắt BLUE là tóm tắt của các lỗi suy nghĩ phổ biến nhất: đổ lỗi cho bản thân mình (Blaming myself), tìm kiếm những tin xấu (Looking for the bad news), phỏng đoán không vui vẻ (Unhappy guessing), và suy nghĩ tiêu cực quá mức (Exaggeratedly negative thoughts).
Khi bạn bắt gặp những suy nghĩ BLUE, hãy đáp lại bằng một tuyên bố thực tế và mạnh mẽ. Rằng khi bạn nghĩ, “Tôi đã đi đến thất bại“, bạn có thể phản ứng bằng cách suy nghĩ, “Tôi đã làm tất cả tốt nhất có thể“, hoặc phản ứng tiêu cực, “Tôi luôn làm mọi thứ rối tung lên“, điều này nhắc nhở bạn về những lúc bạn đã thành công.
2. Thay đổi kênh thông tin
Giải quyết vấn đề là hữu ích nhưng việc lặp đi lặp lại là có hại. Đào sâu vào những thứ mà bạn không thể thay đổi, khôi phục lại những thứ đã xảy ra và lo lắng về những điều bạn không thể kiểm soát sẽ khiến bạn mắc kẹt vào một nơi tăm tối. Khi bạn bắt gặp bản thân mình cứ dây dưa mãi một vấn đề thì hãy thay đổi kênh thông tin trong bộ não của bạn.
Đánh lạc hướng bản thân bằng thứ gì đó đòi hỏi sự chú ý và khiến cơ thể bạn chuyển động. Đi dạo, nói chuyện với một người bạn về một vấn đề không liên quan, hoặc làm việc nhà để não bộ bạn tắt đi vấn đề đang tồn tại. Việc thay đổi kênh thông tin này sẽ giúp bạn dịch chuyển não bộ của mình sang hướng suy nghĩ lành mạnh hơn.
3. Tranh luận ngược lại
Khi bạn thấy mình tập trung vào một kết quả thê thảm nào đó, hãy lập luận ngược lại. Liệt kê tất cả các lý do tại sao một số thứ có thể tốt hơn bạn mong đợi.
Tranh luận cả hai khía cạnh – tiêu cực lẫn tích cực – có thể giúp bạn chốt hạ vấn đề ở một nền tảng trung thực hơn. Nó cũng có thể giúp bạn thấy rằng có rất nhiều khả năng, và viễn cảnh cho trường hợp xấu nhất cũng chỉ là một kết quả có thể xảy ra.
4. Bày tỏ lòng biết ơn
Nhiều nghiên cứu cho thấy những lợi ích của lòng biết ơn sẽ làm gia tăng hạnh phúc và giảm trầm cảm, thường dẫn đến các mối quan hệ lành mạnh và cho giấc ngủ tốt hơn. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người thể hiện lòng biết ơn thường sống lâu hơn.
Cho dù bạn viết cả một cuốn tạp chí về lòng biết ơn trước khi đi ngủ hay bạn nhận ra những gì bạn biết ơn chính là bữa cơm tối với gia đình thì lòng biết ơn chỉ mất một vài phút của bạn mà thôi. Và suy nghĩ về tất cả những gì bạn có trong cuộc sống có thể là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất để bạn xua tan những cảm xúc độc hại, ví dụ như cảm giác tự thương hại và sự ghen tỵ.
5. Thực hành chánh niệm
Chúng ta sống trong một thế giới nơi mà mọi thứ xuất hiện liên tục trong mục thông báo trên chiếc điện thoại thông minh của bạn từ các nhà quảng cáo – họ liên tục cạnh tranh để dành lấy sự chú ý từ bạn. Thật dễ dàng bị phân tâm và trải qua cuộc sống trên chiếc phi cơ tự lái. Để thực sự cảm thấy mình đang sống, bạn phải thật sự ở trong chính khoảnh khắc này.
Các nghiên cứu về chánh niệm cho thấy nó giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm lý giúp hạnh phúc và tăng cường sự tập trung. Tuy nhiên, chánh niệm cần phải thực hành. Vì vậy, dành một vài phút mỗi ngày để chỉ đơn giản là tận hưởng từng khoảnh khắc và bắt đầu thực hành chánh niệm suốt cả ngày.
6. Tự hỏi mình những gì bạn muốn nói với một người bạn đáng tin cậy
Khi bạn đang vật lộn với một vấn đề, thật khó để tìm ra một giải pháp bởi vì cảm xúc của bạn ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận vấn đề. Nhưng, việc đưa ra lời khuyên cho người khác thì dễ dàng hơn nhiều vì bạn được loại bỏ ra khỏi tình huống.
Vì vậy, cho dù bạn đang đấu tranh để quyết định xem bạn có nên đề nghị được thăng chức hay bạn không thể tìm ra cách để thoát khỏi nợ nần, hãy tự hỏi, “Nếu bạn mình gặp vấn đề tương tự, mình sẽ nói gì với họ?” Suy nghĩ về lời khuyên bạn có thể dành cho người khác có thể giúp bạn làm rõ cái bạn cần để đưa ra quyết định tốt nhất.
7. Chấp nhận một chút tự nghi ngờ
Bạn không cần phải loại bỏ mọi nghi ngờ để thành công. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy chấp nhận một chút nghi ngờ có thể giúp bạn thực hiện tốt hơn những người hoàn toàn tự tin. Bạn sẽ học tập chăm chỉ hơn cho bài thi thay vì bạn đặt câu hỏi về khả năng trúng tủ của bạn cho bài thi đó hoặc bạn sẽ tập trung nhiều hơn vào trò chơi khi bạn nghĩ đối phương có lợi thế hơn bạn.
Bạn không thể luôn luôn kiểm soát kết quả nhưng bạn có thể kiểm soát nỗ lực và thái độ của bạn. Vì vậy, hãy tập trung vào việc cố gắng hết mình và sự nghi ngờ của bạn sẽ giúp bạn leo lên đỉnh cao – nếu bạn sẵn sàng chấp nhận nó.
8. Xây dựng sức mạnh cơ bắp tinh thần của bạn
Thay đổi suy nghĩ của bạn chỉ là một khía cạnh của sức mạnh tinh thần; bạn cũng phải thực hiện các bài tập để giúp bạn quản lý cảm xúc và hành động tích cực.
Bắt đầu với một bài tập đơn giản và thực hành nó thường xuyên. Sau đó, bạn có thể bắt đầu bổ sung các chiến lược xây dựng sức mạnh cơ bắp tinh thần mới vào thói quen hàng ngày để giúp bạn trở thành một người có tinh thần mạnh mẽ hơn.
Để làm cho bài tập sức mạnh tinh thần của bạn hiệu quả nhất, hãy loại bỏ những thói quen không lành mạnh làm cạn kiệt sức mạnh tinh thần của bạn. Từ bỏ những thói quen tinh thần đang kìm hãm bạn, việc này sẽ giúp bạn làm việc thông minh hơn và dễ dàng hơn.
– Theo Phong Trần –