Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi trong thế giới kinh doanh, ngoài việc cần phải hiểu chính bản thân mình bạn còn cần phải biết đâu là điểm mạnh, điểm yếu của chính những nhân viên dưới quyền và cả những người đang cộng tác với mình nữa.
Bạn không thể ngày nào cũng đi nhắc nhở họ về việc phải chăm chỉ hơn, phải cống hiến hơn, phải đổi mới tư duy để làm việc hiệu quả hơn… Đôi khi chính những điều đó lại gây ra những tác dụng ngược lại.
Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề này? Bạn phải làm gì để khích lệ tinh thần “chiến đấu” cho các “anh em”. Dưới đây sẽ là 5 giải pháp giúp bạn trả lời câu hỏi trên.
- Nhận biết các tâm trạng của chính mình
Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần biết cách quản lí cảm xúc của mình. Phân tích chính mình và xác định điểm bắt đầu của bạn là gì. Những điểm khởi đầu này sẽ nhắc nhở bạn khi nào có thể hành động và khi nào thì nên giữ im lặng mới là điều khôn ngoan nhất.
Là một người lãnh đạo bạn không chỉ quản lí các công việc mà còn phải quản lí cả một đội ngũ nhân viên. Bạn không thể dẫn dắt người khác được trừ khi bạn có thể nhận ra các tâm trạng của bản thân và các thành viên trong nhóm. Nếu không biết tâm trạng, cảm xúc của mình ra sao, thì việc quản lí hiệu quả cảm xúc của người khác là điều không thể.
Sự thấu hiểu và đồng cảm sẽ hướng dẫn bạn biết cách làm thế nào để có thế dẫn dắt người khác cũng như bản thân mình. Vì vậy, người đầu tiên mà bạn cần quản lí là chính mình.
- Sử dụng trí óc để quản lí cảm xúc.
Các nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng lớn đều hiểu được sức mạnh của cảm xúc. Họ biết rằng đó là cảm xúc chứ không phải hoàn toàn là con người thật của những nhân viên mà họ đang phải quản lí.
Hãy nhớ rằng cảm xúc luôn mãnh liệt hơn tâm trí. Ngay cả những người có lí trí nhất cũng phải đối mặt với những cảm xúc mạnh, vì vậy giữ cho mình tinh thần luôn tỉnh táo, bình tĩnh trong mọi tình huống là điều rất cần thiết, “giận quá mất khôn”.
- Hiểu được tâm trạng của người khác.
Cảm xúc thường theo những mạch logic nếu bạn biết làm thế nào để kiểm tra chúng. Khi nhân viên vướng phải một cảm xúc tiêu cực trước buổi họp, đó là thời điểm mọi thứ sẽ đều trở nên tiêu cực, tránh việc công kích. Hãy để cho họ một khoảng thời gian bình tĩnh trước khi bắt đầu đề cập tới vấn đề nào khác.
Ngược lại, nếu cảm xúc của nhân viên trở nên quá phấn khích bởi một điều gì đó, nó cũng không khác gì tâm trạng tiêu cực, đều là không thể giữ được bình tĩnh, sẽ dẫn tới việc đưa ra những quyết định thiếu lí trí tỉnh táo. Đây là lúc đừng để họ quyết định điều gì nhưng lại là lúc khơi gợi tốt nhất được sức sáng tạo và nhiệt huyết của họ.
Việc nắm bắt được cảm xúc của người khác là một trong những điểm mấu chốt để thu phục được lòng người.
- Định hướng cảm xúc.
Hãy tạo ra một môi trường mà trong đó nhân viên không cảm thấy quá bị áp lực, họ có thể thoải mái sáng tạo nhưng vẫn cần tuân theo sự dẫn dắt của bạn.
Khuyến khích từng cá nhân một cách cụ thể để họ tiếp tục cống hiến làm cho toàn đội tốt hơn. Việc dẫn dắt từng cá nhân để họ hoàn thành tốt nhất công việc trong khả năng của mình thì cũng chính là lúc bạn cũng đang khuyến khích cả đội cùng tiến đến các mục tiêu cao hơn.
- Sử dụng tình cảm để tăng tinh thần.
Để quản lí tốt các thành viên của một nhóm, hãy duy trì tinh thần bằng cách khiến họ suy nghĩ ít về bản thân và nhiều hơn về nhóm. Đưa cho họ một mục đích, lí tưởng chung. Các yếu tố quan trọng để xây dựng tinh thần là tốc độ và khả năng thích ứng, vẽ lên một bức tranh toàn cảnh theo cách mà nhân viên không muốn gì hơn là giành chiến thắng.
Xây dựng một nền văn hoá chiến thắng cho nhóm có nghĩa là quản lí bản thân và những người khác một cách trực quan và thông minh. Điều này đòi hỏi khả năng tự phân tích và tự chủ. Tự phân tích cho phép bạn hiểu bản thân và người khác. Người lãnh đạo càng biết về cảm xúc thì người đó sẽ có thể hướng dẫn, truyền cảm hứng và động viên được người khác.
=========
© OOPSY – CỘNG ĐỒNG DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI ĐAM MÊ TÂM LÍ HỌC VÀ TÂM LÍ TRỊ LIỆU
Kết nối thêm với OOPSY tại đây nhé:
Website: http://oopsy.vn/
Youtube: http://bit.ly/oopsychanel
Instagram: instagram.com/oopsy.oopsy
Cộng đồng: Mary Tươi rói và Tâm lý học & Viết cho Mình – Viết cho Tình – Viết cho cả Tiền